Gắn
bó với các hoạt động ngoại khóa vàtình nguyện suốt những năm tháng sinh
viên, cô gái trẻ Nguyễn Thị Ngọc Mai là gương mặt quen thuộc nhận được nhiều
giấy khen của trường, Đoàn thanh niên. Bằng sự nhiệt huyết và tinh thần sôi
nổi, nữ sinh cũng nhận nhiệm vụ làm Phó Chủ tịch Hội sinh viêntrường
vớisự tin tưởng của thầy cô và các bạn.
Nguyễn
Thị Ngọc Mai hiện là sinh viên năm 4 ngành Kỹ thuật năng lượng, Khoa Vật lý
kỹ thuật và Công nghệ Nano, trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN. Cô bạn cũng
đang giữ chức vụ là Phó Chủ tịch Hội sinh viên khóa VI; Trưởng ban Kiểm tra
khóa VI trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN.
Những
thành tích về hoạt động ngoại khóa:
Đạt Giải
thưởng Sao tháng Giêng năm 2021.
Đạt danh hiệu
"Sinh viên 5 Tốt" cấp Thành phố năm học 2020 - 2021
Đạt danh hiệu "Sinh viên 5 Tốt" cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
năm học 2020 - 2021
Đạt danh hiệu
"Sinh viên xuất sắc" năm học 2020 - 2021
Gương mặt trẻ
tiêu biểu cấp cơ sở năm học 2020 - 2021
Nhận Bằng khen
của BCH Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong
công tác Hội và phong trào Sinh viên năm học 2020 - 2021
Giấy khen của
Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ vì đã có đóng góp cho tập thể năm học
2020 - 2021
Giấy khen của
BCH Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội vì đã có thành tích xuất sắc trong chiến
dịch Mùa hè xanh tình nguyện năm 2020.
Ngọc
Mai là một người có kỷ luật với thời gian biểu chính mình lập ra trong ngày
đầu của tuần, tháng, năm. Thường một ngày của cô bạn bắt đầu từ 6h sáng và
kết thúc vào lúc 23h55 hằng ngày. Trong đó, nửa ngày dành để tham gia các
hoạt động ngoại khóa,tình nguyệncủa
Đoàn trường và giúp đỡ các bạn sinh viên gặp khó khăn.
Nữ
sinh nhớ lại ngày đầu bước chân vào đại học, cô có mong muốn mãnh liệt được
hoạt động trong một tổ chức nào đó của trường để cống hiến hết mình trong
thời sinh viên. Sau đó, Mai đăng kí làm cộng tác viênĐoàn Thanh
niên– Hội Sinh viên của trường.
Mai
kể: "Được tạo điều kiện từ nhà trường, sự chỉ bảo, hướng dẫn của anh
chị, thầy cô, các bạn nên em đã được tham gia nhiều chương trình, sự kiện lớn
của trường, tổ chức. Từ khi là CTV, em được học về cách tổ chức một chương
trình, cách điều phối sự kiện, cách xử lý khủng khoảng bất thường, cách giúp
đỡ các bạn sinh viên khác...
Kỷ
niệm em nhớ nhất là lần đầu tiên có cơ hội được tham gia làm tình nguyện viên
của sự kiện Ngày hội truyền thống UET Connect của trường. Lần đầu tiên em
được chạy một sự kiện lớn, lần đầu được làm việc, được cùng ăn, cùng nghỉ với
các bạn sinh viên khác cho đến khi sự kiện kết thúc. Sau những lần làm việc
chung với nhiều bạn sinh viên khác, em được kết nối với nhiều bạn có cùng
nhiệt huyết để hướng đến xây dựng Đoàn thanh niên vững mạnh".
Bên
cạnh việc tham gia hoạt động ngoại khóa, Mai không bỏ bê việc học bởi cô bạn
cho rằng học tập là một phần rất quan trọng làm tiền đề cho những thành tựu
sau này. Nữ sinh tham gia vào nhóm học tập với các bạn, học hỏi, cùng đến thư
viện của trường để trao đổi về bài học.
Trước
đó, cơ duyên Mai đến với trường Đại học Công nghệ rất bất ngờ, nữ sinh nói:
"Từ những năm cấp 3, cùng với niềm hứng thú với lĩnh vực kỹ thuật và môn
Vật lý, em có tìm hiểu những trường đại học đào tạo về ngành này. Và trong
đợt điều chỉnh nguyện vọng, em đã thử đặt một nguyện vọng vào trường Đại học
Công nghệ, ĐHQGHN. Sau khi trải qua 4 năm học tập ở đây, em cảm thấy đó là
một sự "ngẫu nhiên" đúng đắn".

Chân
dung cô gái hăng say với các hoạt động Đoàn. Đến hiện tại, Mai tự tin quản lý
được thời gian của bản thân. Những thói quen tốt thường duy trì đó là dậy
sớm, lên kế hoạch cho ngày, tháng, năm, cho từng giai đoạn. Bên cạnh đó, nữ
sinh dành thời gian rảnh để làm những thứ mình hứng thú, đam mê, ví dụ như
học cách chơi một nhạc cụ, đọc vài cuốn sách, hoặc học những kỹ năng yêu
thích.

Mai
quan niệm: "Tuổi trẻ là cống hiến và tạo ra giá trị tích cực cho cộng
đồng". Ảnh: NVCC

Khoảnh
khắc đáng nhớ của Mai và các bạn đoàn viên bên các em nhỏ.
Khép
lại một năm 2021 đầy biến động, trong những ngày cuối năm, Ngọc Mai đã nhớ
lại và tổng kết những việc mình đã làm được. Cô mong muốn, năm tới sẽ được
tham gia nhiều hoạt động tình nguyện thực tế hơn, kết nối, tuyên truyền được
tới nhiều bạn sinh viên trong trường để thực hiện câu nói: "Ở đâu cần,
thanh niên có/ Ở đâu khó, có thanh niên"!
|