CHƯƠNG VI TUỔI TRẺ CÀ MAU ĐẤU TRANH ĐÒI THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GIƠ–NE–VƠ TIẾN TỚI CAO TRÀO ĐỒNG KHỞI (1954- 1960) Tháng 7 - 1954, miền Bắc (từ Vĩ tuyến 17 trở ra) được hoàn toàn giải phóng. Miền Nhưng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm đã phá hoại hiệp định Giơ – ne – vơ với âm mưu chia cắt đất nước ta lâu dài, biến miền Tiếp tục sứ mệnh lịch sử của mình, tuổi trẻ miền Nam, trong đó có tuổi trẻ đất Mũi Cà Mau đã cùng nhân dân toàn miền Nam đứng lên, tiếp tục cuộc đấu tranh cách mạng, từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, tận dụng pháp lý của Hiệp định Giơ – ne – vơ làm lợi khí đấu tranh, phát triển phong trào, xây dựng lực lượng cách mạng. Theo quy định của Hiệp định, Cà Mau là vùng tập kết 200 ngày của lực lượng kháng chiến Nam Bộ bao gồm vùng giải phóng cũ của ta và một thị trấn do địch kiểm soát được ta tiếp quản như thị trấn Cà Mau, Tắc Vân, Giá Rai, và các chợ nhỏ… Để kịp thời lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh nhà thực hiện những nhiệm vụ cấp bách nhất như tổ chức sắp xếp lại lực lượng và chuyển hướng đấu tranh cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, tranh thủ thời gian 200 ngày tập kết khẩn trương xây dựng vùng giải phóng cũ, nhất là vùng tập kết do ta quản lý thành vùng tiêu biểu về chính trị, kinh tế, văn hóa của chế độ dân chủ cộng hòa. Đầu tháng 8/1954, Tỉnh ủy họp hội nghị thảo luận tình hình nhiệm vụ mới và bản kế hoạch về những nhiệm vụ sắp tới. Ngày 26/8/1954, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại thị trấn Cà Mau mừng hòa bình được lập lại. Hàng vạn thanh niên, nhân dân ở các vùng nông thôn và phụ cận rầm rộ, hân hoan kéo về dự mít tinh. Sau 9 năm kháng chiến, lần đầu tiên tại thị trấn Cà Mau rực rỡ cờ đỏ sao vàng với nhiều băng cờ, biểu ngữ trên các đường phố. - Hoan hô Hòa bình lập lại ở Đông Dương! - Đảng Lao động Việt - Hồ Chủ tịch muôn năm! - Nước Việt Cuộc mít tinh đã biểu thị lòng tin tưởng, tình cảm thiêng liêng và ý chí cách mạng của tuổi trẻ và nhân dân Cà Mau đối với Đảng và Bác Hồ. Đồng chí Nguyễn Kỳ Hoàng, Chủ tịch Ủy ban quân chính thị trấn Cà Mau đã phân tích ý nghĩa thắng lợi to lớn của Hiệp định Giơ – ne – vơ và nêu rõ cuộc đấu tranh trong thời gian tới, kêu gọi đồng bào hãy đoàn kết đấu tranh giữ vững thành quả cách mạng đòi đối phương phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ – ne – vơ. Từ ngày 12/9/1954 đến 20/9/1954, Tỉnh ủy họp Hội nghị mở rộng nhằm quán triệt tình hình nhiệm vụ, phương châm, sách lược mới và bàn về chuyển hướng tổ chức. Toàn Đảng bộ, các ngành, các cơ sở, các tổ chức quần chúng thanh niên, phụ nữ, nông hội…đều được học tập về tình hình, nhiệm vụ và phương châm sách lược mới của cách mạng. Tháng 11 - 1954, Tỉnh đoàn liên tiếp tổ chức 3 - 4 lớp bồi dưỡng cho đoàn viên thanh niên các xã trong tỉnh phương thức hoạt động trong tình hình mới 1. Về tổ chức, sau khi bố trí xong lực lượng đi tập kết, lực lượng đảng viên, đoàn viên còn lại khá đông, được sắp xếp theo nguyên tắc hoạt động bí mật, sinh hoạt đơn tuyến và được bồi dưỡng về chính trị để sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, tuổi trẻ và quân dân trong tỉnh ra sức xây dựng bộ mặt vùng giải phóng cũ và vùng tập kết 200 ngày, góp phần thay da đổi thịt của quê hương. Đời sống nhân dân bước đầu được ổn định. Nhân dân ở vùng giải phóng cũ tiếp tục được giao đất để sản xuất, các gia đình có thành tích trong kháng chiến được khen thưởng. Các huyện đều mở nhiều lớp học phổ thông và bình dân học vụ cho thanh niên, thiếu nhi và nhân dân đến học. Cả tỉnh có hàng trăm trường học, có trường dân tộc Khơ Me. Mỗi xã đều có trạm Y tế, Nhà hộ sinh phục vụ nhân dân, đồng bào được cứu trợ hành chục tấn gạo để cứu đói. Tuổi trẻ tỉnh nhà góp phần ghi lại dấu ấn của chế dộ Dân chủ cộng hòa trong vùng tập kết 200 ngày ở tỉnh Cà Mau. Cuộc tiễn đưa những người thân yêu ra miền Bắc tập kết trên chuyến tàu cuối cùng ở cửa sông Ông Đốc ngày 31-1-1955, đầy lưu luyến, cảm động. Nhân dân ở Trí Phải đã gửi con em mình mang cây Vú sữa của quê nhà ra miền Bắc kính tặng Bác Hồ, để báo cáo với Bác, với Trung ương Đảng tấm lòng của đồng bào đất Mũi luôn hướng về Đảng và Bác Hồ kính yêu, luôn hướng về miền Bắc thân yêu, quyết tâm đấu tranh để nước nhà thống nhất, Bắc Nam sum họp, miền Nam được đón Bác vào thăm. Khi chuyến tàu tập kết cuối cùng rời bến vàm sông Ông Đốc cũng là lúc bắt đầu cuộc chiến đấu mới đầy hy sinh, gian khổ của tuổi trẻ và nhân dân Cà Mau. Được Mỹ khuyến khích, Ngô Đình Diệm trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơ – ne – vơ, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, trả thù lực lượng kháng chiến, dùng chính sách “Tố cộng”, “Diệt cộng”, lập “Ấp chiến lược” để khống chế, kềm kẹp nhân dân, tiêu diệt lực lượng cách mạng, nhằm biến cả miền Nam Việt Nam thành một trại tập trung khổng lồ. Với âm mưu “bôi đen bọn trẻ để cộng sản không nhuộm đỏ lại được” 1, Ngô Đình Diệm dùng mọi thủ đoạn xảo quyệt: đàn áp, khủng bố, mua chuộc, dụ dỗ, đầu độc về tư tưởng và trụy lạc hóa thanh niên v.v…Nhiều tổ chức phản động mọc lên liên tiếp như: Thanh niên chiến đấu, thanh niên Công giáo, Tự vệ hương thôn, Tự vệ học đường, Tổng liên đoàn học sinh v.v…Tổ chức “Thanh niên Cộng hòa” thành lập ngày 26-10-1956, lực lượng nồng cốt là con em tư sản mại bản, địa chủ, phản động; bọn có hận thù, có nợ máu với cách mạng, Ngô Đình Diệm coi “Thanh niên Cộng hòa” là “Hiến binh của chế độ”. Tại Cà Mau là nơi có nhiều cơ sở cách mạng, kẻ địch càng tập trung đánh phá ác liệt, nhằm xóa sạch những gì mà cách mạng đã đem lại cho nhân dân. Chúng thành lập “Tự vệ hương thôn” vừa làm công cụ đàn áp phong trào cách mạng, vừa truy lùng, vây bắt cán bộ cách mạng, vừa là cách kềm kẹp, quản lý thanh niên nông thôn rất chặt chẽ. Chúng còn dùng lực lượng “Tự vệ hương thôn” để thực hiện một thủ đoạn độc ác mà chúng gọi là “Tế cờ” đối với những người cách mạng, với những kiểu cách tra tấn, nhục hình vô cùng tàn bạo. Có khi hàng trăm tên “Tự vệ hương thôn” đạp, xéo lên người bị bắt vì tình nghi là “Việt cộng” cho đến chết mới thôi v.v.. Ở thị xã, thị trấn chúng tổ chức lực lượng “Phụ nữ đồng phục” gồm toàn nữ thanh niên, được trang bị vũ khí để chống lại cách mạng. Chúng xây dựng tháp canh, lô cốt khắp nơi, canh phòng cẩn mật ngày đêm, rà soát khắp hang cùng ngõ hẽm, bắt bớ, bắn giết bất cứ ai mà chúng khả nghi. Các cuộc hành quân ruồng bố với nhiều lực lượng tham gia mở ra liên tục, khắp nơi, nhất là ở các vùng Đầm Dơi, Thới Bình, Cái Nước và Sông Đốc. Chúng đi đến đâu là gây ra bắt bớ, bắn giết, cướp bóc, hãm hiếp phụ nữ đến đó, làm cho làng xóm tang thương, tiêu điều. Với phương châm “Giết nhầm còn hơn bỏ sót”, chúng không từ một thủ đoạn dã man tàn bạo nào. Không khí khủng bố, giết chóc bao trùm khắp các xóm thôn. Trong khi đó, lực lượng kháng chiến của ta, đại bộ phận đã tập kết ra miền Bắc. Số ở lại còn rất ít, phải hoạt động bí mật, lại bị tàn sát, khủng bố hết sức nặng nề, bị tổn thất nghiêm trọng. Nhiều nơi đảng viên, đoàn viên không còn nữa; nếu còn cũng phải nằm im để tránh khủng bố chờ thời cơ. Từ năm 1955 đến năm 1957, Tỉnh ủy đề ra phương hướng đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn lừa mị, mua chuộc, khủng bố của địch, giữ vững thành quả cách mạng. Theo phương hướng trên, Đảng bộ địa phương chủ trương phát động quần chúng đấu tranh chống vơ vét, bóc lột, kết hợp với chống khủng bố, gom dân, bắt thanh niên đi quân dịch, chống bọn tề xã, bọn chỉ huy ở quận, ở chi khu, ở tỉnh v.v... hà hiếp nhân dân, đòi Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến ở Việt Nam can thiệp, đòi đối phương chấm dứt hành động đàn áp và trả thù những người kháng chiến cũ, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận báo chí và các tổ chức quốc tế, lên án tội ác của Mỹ - Ngụy. Theo chủ chương của Đảng, để bảo vệ và phát triển lực lượng cách mạng, sau khi đưa một số cán bộ, đảng viên, đoàn viên ra miền Bắc tập kết theo đúng Hiệp định Giơ – ne – vơ, số được phân công ở lại phải đi vào hoạt động trong các tổ chức hợp pháp, công khai trong các tổ chức từ thiện, xã hội, tôn giáo, có khi là tổ chức của địch và các đảng phái khác, kể cả binh lính và bộ máy ngụy quyền. Với vỏ bọc đó, họ phát huy tác dụng tốt, vừa che được tai mắt địch, vừa làm nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền binh lính và cũng là nội tuyến của ta. Số đã bị lộ, bị kẽ địch phát hiện ra tung tích thì phải lui vào tuyến sau hoặc tham gia các hoạt động đối địch, trực tiếp đối đầu với chúng. Tổ chức Đoàn không còn Ban Chấp hành các cấp, chỉ còn cán bộ theo dõi công tác thanh niên nằm trong Ban Dân vận, chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Các chi đoàn hoạt động độc lập từ 3 - 5 đoàn viên do cấp ủy cơ sở trực tiếp lãnh đạo thông qua tổ chức Đảng hoặc đảng viên xây dựng, phát triển đoàn theo hệ thống “rễ chuỗi” (bắt rễ sâu chuỗi). Mỗi đảng viên chỉ đạo từ 3 đến 5 đoàn viên; mỗi đoàn viên nắm từ 3 đến 5 cốt cán; mỗi cốt cán nắm từ 3 đến 5 cảm tình; mỗi cảm tình quan hệ từ 3 đến 5 thanh niên theo đơn tuyến; người nọ không biết người kia, nhóm này không biết nhóm khác. Phần lớn đoàn viên, thanh niên được tổ chức vào các hội biến tướng như vần công, đổi công, hội đình, hội chùa, nhóm đàn ca, hội banh v.v... bình dân học vụ, tổ chức làm vệ sinh thôn ấp, tổ chức ma chay, cưới xin, thăm viếng gia đình neo đơn v.v... để che dấu lực lượng và tạo điều kiện hợp pháp tham gia công tác cách mạng. Đoàn viên, thanh niên còn được đưa vào các tổ chức do địch lập ra như nghiệp đoàn lao động, tự vệ hương thôn, hội đồng hương chính. Chính lực lượng này đã có tác động tích cực trong việc bảo vệ cán bộ đảng viên trụ bám hoạt động ở cơ sở, đưa đón cán bộ ra vào các vùng căn cứ. Đây là những hình thức đoàn kết, tập hợp quần chúng đưa quần chúng đi vào đấu tranh “hợp pháp” và “bất hợp pháp” với kẻ thù. Đoàn viên, thanh niên còn là lực lượng chính trong các đội “Dân canh chống cướp” với danh nghĩa là chống trộm cắp, bảo vệ thôn ấp nhưng thực chất là chống bắt lính, chống khủng bố và phá hoại của Mỹ - Diệm. Mỗi khi có lính vào càn quét, ruồng bố, nhân dân nổi trống, mõ báo động cho thanh niên trốn lính, cho cán bộ hoạt động bí mật v.v... thoát khỏi vòng vây của chúng, khi cần thiết thì tổ chức vây hãm, chặn đường và đánh tháo cho chạy thoát. Rút kinh nghiệm từ phong trào “dân canh chống cướp”, Đảng bộ địa phương đã chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang “ngầm” ở cơ sở, tiến tới các xã đều thành lập được đơn vị du kích vừa làm hậu thuẫn cho nhân dân đấu tranh chính trị, vừa trừng trị bọn ác ôn đi gây tội ác với nhân dân. Do đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của tuổi trẻ và cầm vũ khí để tiêu diệt bọn tay sai khát máu, trả thù cho đồng bào và anh em bà con bị chúng giết hại, đoàn viên, thanh niên đã hăng hái tham gia lực lượng du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực. Nhằm khẳng định vai trò và vị trí của Đoàn trong giai đoạn mới, ngày 19/10/1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết đổi tên Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Từ ngày 25/10 đến ngày 4/11/1956, tại Hà Nội, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai đã được triệu tập. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn cách mạng mới là: “Động viên mọi người, mọi tầng lớp thanh niên đem hết sức lực, trí tuệ của mình vào công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, tham gia tích cực vào công cuộc củng cố miền Bắc tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà”. Trong điều kiện đấu tranh phức tạp với kẻ địch độc tài tàn bạo, tổ chức Đoàn ở Cà Mau cũng như các tỉnh miền Để tổ chức, động viên và biểu dương lực lượng của quần chúng, ngày 20 -7 - 1956 Tỉnh ủy phát động một đợt đấu tranh chính trị trong phạm vi toàn tỉnh nhân kỷ niệm 02 năm ký kết Hiệp định Giơ – ne – vơ và đòi hiệp thương tổng tuyển cử. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đoàn viên, thanh niên là lực lượng nồng cốt đã cùng với hàng ngàn đồng bào nông thôn kéo ra các thị xã, thị trấn, biểu tình, tuần hành trên các đường phố, kéo đến dinh Tỉnh trưởng, Quận trưởng đưa yêu sách, đòi chúng phải thi hành Hiệp định Giơ – ne – vơ, đòi tổ chức tổng tuyển cử tự do, bình thường hóa quan hệ hai miền Nam – Bắc, đả đảo đàn áp, khủng bố cuộc đấu tranh kéo dài nhiều ngày ở Cà Mau, nhiều anh em binh lính cũng đứng về phía quần chúng đấu tranh, buộc bọn ngụy quyền phải dừng gây gối tội ác. Thắng lợi của cuộc đấu tranh này đã có tiếng vang và cổ vũ tuổi trẻ và nhân dân trong tỉnh, có tác động đến ngụy quân, ngụy quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác binh vận. Tháng 12 - 1956, Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ đặt vấn đề vũ trang tuyên truyền và vũ trang tự vệ thành một chủ trương lớn để “hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, và tiến tới sau này dùng lực lượng vũ trang đó để làm cách mạng đánh đổ Mỹ - Diệm 1. Đầu năm 1957, một số đại hội vũ trang được thành lập ở khu vực Trần Văn Thời, Thới Bình, Cái Nước, Ngọc Hiển v.v… sau đó tất cả các huyện đều có lực lượng vũ trang của mình, hỗ trợ đắc lực cho phong trào chiến tranh du kích phát triển. Súng ống, đạn dược được chôn cất trước đây được moi lên trang bị cho bộ đội và du kích. Được trang bị vũ khí trong tay, thanh niên là những người hăng hái nhất, đi đầu trong nhiệm vụ tiêu hao, tiêu diệt lực lượng địch. Trước hết, trừng trị, tiêu diệt bọn ác ôn ngoan cố, có nhiều nợ máu với nhân dân, đang bị nhân dân căm thù oán ghét. Lực lượng vũ trang Thới Bình đã phục kích, chặn đường đánh chết tên quận trưởng Mầu và 7 tên ác ôn trên đường đi gây tội ác. Việc trừng trị tên đầu sỏ ngụy quân, ngụy quyền gian ác và bọn tay sai đã gây được lòng tin cho quần chúng, cổ vũ thanh niên và nhân dân nổi lên đấu tranh. Toàn tỉnh đã có tới 397 điểm diễn ra cuộc chiến đấu bằng tay không với gậy gộc, giáo mác, chống lại bè lũ ác ôn được trang bị đủ các loại vũ khí của Mỹ, giải thoát hàng nghìn cán bộ cách mạng bị chúng bắt. Phối hợp với phong trào đấu tranh công khai là các tổ hành động của thanh thiếu niên bí mật tiêu diệt những tên ác ngoan cố, gây lòng tin cho quần chúng đấu tranh. Nhiều tấm gương anh dũng đã xuất hiện trong cuộc đấu tranh trực diện với địch. Anh Nguyễn Văn Bé một đoàn viên ở Năm Căn, bị địch bắt và đưa ra “Tế cờ” ở Viên An, bị đánh đập, tra tấn rất dã man, chết đi sống lại nhiều lần, nhưng anh vẫn một mực không khai báo. Cho đến hơi thở cuối cùng anh vẫn một lòng trung kiên với Đảng, với Cách mạng. Anh Tước ở Biển Bạch đã chạy đánh lạc hướng để kẻ địch bắn theo mình, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo của Đảng và hy sinh anh dũng. Đồng chí nữ bí thư chi đoàn xã Trí Phải (huyện Thới Bình) bị địch bắt và đánh đập rất tàn nhẫn nhưng chị không khai báo một lời nào…Anh Tô Văn Cật, phân đoàn trưởng ấp Cái Tức không những bị địch đánh đập dã man mà chúng còn bắn nát cả chân tay anh và đưa anh về quê để chặt đầu trước mặt cha, mẹ, vợ con và nhân dân trong ấp, hồng làm nhục ý chí đấu tranh của quần chúng. Tấm gương hy sinh cao cả của Tô Văn Cật với khí phách hiên ngang, bất khuất đã cổ vũ, thôi thúc tuổi trẻ toàn tỉnh tiến lên trong các cuộc đấu tranh mới. Công tác tổ chức vận động binh lính ngụy bỏ ngũ, phản chiến, cầm súng về với nhân dân là một mũi tiến công quan trọng của Đoàn. Trên mặt trận này, nhiều đoàn viên, thanh niên đã chiến đấu thầm lặng và anh dũng hy sinh. Anh Nguyễn Trung Bình phân đoàn trưởng ấp Xẽo Đước xã Phú Mỹ được rút lên làm công tác binh vận của xã, không may bị sa vào tay giặc. Bị kẻ thù tra tấn rất dã man nhưng anh vẫn giữ lòng trung kiên với cách mạng. Kẻ địch bắn gãy chân khi anh tìm cách trốn khỏi trại giam trở về hoạt động. Biết không qua khỏi, anh đã dùng máu viết lên tường “Hồ Chí Minh muôn năm!”. Tuổi trẻ và nhân dân huyện Cái Nước vô cùng kính phục, thương tiếc tấm gương hy sinh, bất khuất của người cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Trung Bình. Huyện ủy đã nêu gương anh để thanh niên và nhân dân mãi mãi ghi nhớ người con anh dũng của quê hương. Những tấm gương trung kiên, anh dũng hy sinh của đoàn viên thanh niên và các đồng chí lãnh đạo tỉnh nhà luôn thúc giục tuổi trẻ Cà Mau tiến lên trong cuộc chiến đấu đầy hy sinh gian khổ với kẻ thù. Để thoát khỏi sự kềm kẹp của địch, nhiều thanh niên đã bỏ vào rừng cùng một số thanh niên trốn lính thành lập “Làng rừng” (Làng thanh niên, làng xã hội chủ nghĩa). Được sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội dần dần được hình thành và đi vào hoạt động trong các “Làng rừng”, trong đó tổ chức Đoàn và các tổ chức thanh niên được hình thành sớm nhất. Do còn ít đoàn viên nên thời gian đầu các chi đoàn còn sinh hoạt “ghép” bao gồm đoàn viên 1,2 làng gần nhau. Chỉ trong một thời gian ngắn, mỗi làng có một chi đoàn. Các chi đoàn đã cử đoàn viên, thanh niên tham gia dạy học cho con em đồng bào vào đây sinh sống, làm công tác cứu thương, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đặc biệt là thành lập các đơn vị du kích, tự vệ làm nhiệm vụ canh gác, chống bọn thám báo, biệt kích vào phá hoại; theo dõi xem xét hoạt động của những người lạ mặt vào làng v.v... nhằm giữ gìn an ninh, trật tự, cho khu vực, nhất là tổ chức luyện tập quân sự, rèn luyện kỹ thuật và kỹ năng chiến đấu để khi cần thiết trở về thôn ấp cũ hoặc tổ chức tập kích, phục kích tiêu diệt địch. Các chi đoàn “Làng rừng” đã cử đoàn viên, thanh niên thâm nhập vào các thôn, ấp để vận động quần chúng và tổ chức các hoạt động trong lòng địch, xây dựng tổ chức đoàn và các tổ chức thanh niên hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp. Vì thế, tổ chức Đoàn “Làng rừng” lúc này có ba loại: - Đó là chi đoàn hoạt động hợp pháp, bao gồm những đoàn viên chưa bị lộ. Bên ngoài là một tổ chức kinh tế, xã hội mang tính chất lứa tuổi hoạt động che mắt địch, gây dựng cơ sở trong quần chúng thanh niên và nhân dân lao động, kể cả trong hàng ngũ binh lính địch, tạo ra thế hợp pháp liên hoàn, rộng khắp chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để khi có thời cơ là vùng lên đánh đổ ngụy quân, ngụy quyền, tay sai đế quốc Mỹ. - Loại chi đoàn thứ hai hoạt động công khai, đối địch với kẻ thủ, chủ yếu là trong lực lượng vũ trang, làm nhiệm vụ diệt ác trừ gian, vũ trang tuyên truyền, vận động nhân dân trực tiếp đấu tranh với địch, kể cả dùng vũ khí thô sơ phối hợp với lực lượng vũ trang tiêu diệt địch. Loại chi đoàn này vừa hoạt động trong “Làng rừng”, đồng thời tỏa về xóm ấp đánh địch ở những nơi có điều kiện, làm cho chúng mất ăn, mất ngủ, hoang mang, dao động, không có bề đối phó. - Loại chi đoàn thứ ba là số đoàn viên, thanh niên bị lộ khi hoạt động hợp pháp ở trong các xóm ấp, đến với “Làng rừng” để tránh khỏi sự khủng bố của kẻ địch. Thông qua đây mà tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng cho anh chị em về mọi mặt để bổ sung cho đội ngũ cán bộ của làng, của lực lượng vũ trang và cả cho cán bộ xã, huyện và tỉnh. Đây là lực lượng nồng cốt của các chi bộ. Ở những nơi chưa có chi bộ và đảng viên, chi đoàn còn phải làm nhiệm vụ tổ chức, lãnh đạo quần chúng thực hiện các chủ trương của Đảng, để mở ra các hoạt động văn hóa – xã hội, tổ chức tăng gia sản xuất, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần đáp ứng yêu cầu thiết yếu nhất của tuổi trẻ và nhân dân. Tuy còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế, trình độ và khả năng hạn chế, nhưng với tinh thần yêu nước và nhiệt tình cách mạng của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên trong các “Làng rừng” thực sự là lực lượng xung kích trên các trận tuyến cách mạng: đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, tăng gia sản xuất và hoạt động xã hội. Chính vì thế, khi Đảng có chủ trương thành lập các đơn vị lực lượng vũ trang chủ lực của huyện, của tỉnh thì đoàn viên, thanh niên trong các “Làng rừng” là lực lượng chủ yếu. Những năm 1956 - 1957, đồng chí Lê Duẩn, đã có mặt ở vùng căn cứ Bạc Liêu – Cà Mau để chỉ đạo phong trào cách mạng trong những ngày khó khăn nhất đã đánh giá: “Khi địch lê máy chém đi khắp miền Nam, đưa sự tàn bạo của phát xít đến cùng cực thì ở Minh Hải này có hàng chục vạn thanh niên vào rừng U Minh. Một không khí cách mạng lại bùng lên, chính thực tế đó của Minh Hải đã giúp cho Trung ương thấy rõ cần phải và có thể phát động quần chúng vùng dậy đấu tranh” 1. Trong những tháng cuối năm 1958, sang năm 1959, sự khủng bố của kẻ thù càng khốc liệt hơn với những chiến dịch “Tố cộng”, “Diệt cộng” điên cuồng. Để thực hiện thủ đoạn “Tát nước bắt cá”, Mỹ - Diệm tăng cường càn quét, phá hủy ruộng vườn và ráo riết gom dân vào “Khu trù mật”, “Khu dinh điền” để tách dân ra khỏi Đảng và đồng thời làm hàng rào thịt cho chúng. Cuộc sống nhân dân vô cùng khổ sở, họ phải bỏ ruộng vườn vào sống trong khu tập trung và bị sự kềm kẹp chặt chẽ của chính quyền ngụy. Giữa năm 1959, Ngô Đình Diệm ban hành “Luật 10/59” công khai hóa việc chém giết cán bộ và đồng bào yêu nước, tình hình cách mạng miền Nam đứng trước những thử thách cực kỳ nghiêm trọng. Luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật để thẳng tay đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân ta. Có thể nói, đây là thời kỳ đen tối nhất của cách mạng miền Trước tình hình cấp bách của cách mạng miền Nam, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (Tháng 1-1959) đã đề ra Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: “Đoàn kết toàn dân, kiên quyết, đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ”. Về phương pháp đấu tranh, Nghị quyết chỉ rõ: “Dùng sức mạnh của quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”2. Năm 1959, Lực lượng vũ trang của tỉnh đã trừng trị nhiều tên ác ôn ngoan cố, có nhiều nợ máu với nhân dân, bị nhân dân căm thù và căm ghét như tên Hơn, cảnh sát ác ôn xã Khánh Lâm, tên Sét, chủ tịch “Phong trào cách mạng quốc gia” ở Rạch Ráng, tên Danh, cảnh sát ở Cái Tàu v.v... Đồng thời trừng trị cả những tên ác ôn quận trưởng như Trần Văn Hai, quận trưởng Thới Bình, Lê Phú Nhung, quận trưởng Đầm Dơi v.v... Thực hiện chủ trương phát triển lực lượng vũ trang, tỉnh đã thành lập hai tiểu đoàn tập trung. Đó là tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng và tiểu đoàn Ngô Văn Sở. Các xã, huyện cũng thành lập lực lượng vũ trang của mình để hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh. Ngày 11 – 11 - 1959, một trung đội thuộc tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng phối hợp với lực lượng du kích tiêu diệt bọn địch đi càn quét ở Thới Bình, diệt gần 100 tên, thu nhiều vũ khí. Tiếp đó lực lượng vũ trang của Tỉnh đánh vào đồn Cái Tàu, tập kích diệt một trung đội địch ở Hòn Khoai. Ở Bến Dựa, ta phục kích tiêu diệt một đại đội của tiểu đoàn Bác Ái và một tiểu đoàn Bảo An, bắt sống 50 tên, thu 120 súng các loại và nhiều quân trang quân dụng. Đặc biệt, lực lượng du kích xã Thạnh Phú (huyện Cái Nước) vừa tấn công vừa binh vận lấy được đồn Cái Nhum. Cuối năm 1959, Tỉnh ủy đã triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng để quán triệt và triển khai Nghị quyết 15 của Trung ương. Con đường phát triển của cách mạng miền Tuổi trẻ và nhân dân vô cùng phấn khởi đón nhận phương hướng chỉ đạo của Đảng và quyết tâm thực hiện lời kêu gọi của Tỉnh ủy. “Hỡi đồng bào, bấy lâu nay ngậm đắng nuốt hờn. Đã đến lúc chúng ta phải vùng dậy. Chúng ta không thể sống dưới ách khủng bố, đàn áp, bị bắt, bị giết lúc nào không hay, sống nay, chết mai… Tất cả hãy đứng lên, sắm sửa vũ khí đứng lên, lấy vũ khí địch mà đánh địch; hãy trừ khử bọn ác ôn, giành lại xóm làng” 1. Thực hiện lời kêu gọi của Tỉnh ủy, ở nhiều xã, ấp với lực lượng tại chỗ chỉ có các loại vũ khí thô sơ tự tạo và một ít súng trường, nhân dân và thanh niên đã kéo đến bao vây uy hiếp hầu hết các đồn bót địch, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang với lực lượng chính trị và binh vận, ta đã vận động binh lính đứng lên khởi nghĩa và bức hàng, bức rút hàng loạt đồn bót. Lực lượng vũ trang của tỉnh phối hợp với du kích tiêu diệt chi khu quận lỵ Ông Đốc, san bằng 62 đồn, giải phóng 55 xã, địch chỉ còn đóng ở thị xã, quận lỵ và các căn cứ lớn. Nhiều nơi, nhân dân nổi dậy diệt bọn tề điệp, giải phóng nhiều vùng nông thôn trong tỉnh. Phong trào nổi dậy của tuổi trẻ và nhân dân Cà Mau sang năm 1960 càng phát triển mạnh mẽ và quyết liệt hơn, đã góp phần vào khí thế “đồng khởi” của toàn miền Đoàn viên, thanh niên ở các xã của các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, Cái Nước, Ngọc Hiển v.v... đã cùng với quần chúng nhân dân nổi dậy diệt những tên ác ôn ngoan cố, bọn tề điệp ở các cơ sở. Đoàn viên, thanh niên ở các “Làng rừng” là những lực lượng nòng cốt trong những lực lượng vũ trang cách mạng đã hỗ trợ lực lượng, chi viện tích cực cho phong trào “Đồng khởi”, góp phần phá vỡ bộ máy tề ngụy, đập tan các tổ chức phản động ở nông thôn. Ở Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời), thanh niên đã vận động đồng bào đến nghe cán bộ cách mạng nói chuyện và giải tán lực lượng “Thanh niên bảo vệ hương thôn”. Thanh niên cũng là lực lượng chủ lực tham gia phá vỡ hàng loạt khu “Dinh điền”, khu “Trù mật”, giải phóng nông dân trở về ruộng vườn cũ ở thôn ấp. Vùng giải phóng ngày càng được mở rộng nối liền từ ven biển Năm Căn – sông Đốc đến vùng đồng bằng Giá Rai, Vĩnh Lợi, Hồng Dân. Chính quyền được thành lập, lực lượng vũ trang và tổ chức Đoàn được củng cố, tạo ra môi trường rộng lớn cho tuổi trẻ hoạt động. Được thử thách và tôi luyện trong cao trào đồng khởi, tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh nhà nhanh chóng được khôi phục và phát triển. Cơ sở Đoàn đã có khắp các vùng nông thôn, đô thị, vùng đồng bào các dân tộc, kể cả những nơi bị địch kềm kẹp, nhiều nơi đã có tổ chức Đoàn hoạt động dưới nhiều danh nghĩa và hình thức hợp pháp khác nhau. Ở tỉnh và huyện có ban thanh vận của Đảng trực tiếp lãnh đạo công tác thanh niên và phong trào thanh niên. Ở xã, ấp có chi đoàn, phân đoàn thanh niên, có nơi đã có Xã đoàn. Tỉnh ủy đã phân công nhiều đảng viên trẻ sang công tác vận động thanh niên. Đoàn viên, thanh niên đã có vai trò xung kích trong phong trào cách mạng của quần chúng ở tỉnh nhà. |


Tổ chức đám cưới cho 20 cặp y, bác sĩ đã phải hoãn đám cưới để chống dịch
Nam sinh sửa xe miễn phí cho bạn bè ở ký túc xá
Thới Bình: Tổ chức thành công Đại hội điểm đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thị trấn Thới Bình, nhiệm kỳ 2022 – 2027
Kỷ niệm 55 năm ngày bác hồ tới thăm và nói chuyện tại đại hội thi đua các đội TNXP chống mỹ cứu nước (12/01/1967 ...
Hội đồng Đội huyện U Minh tham gia sân chơi Flashmob “Cùng Kun khỏe mỗi ngày”
Chút cháo, chút tình
Nhặt được xấp tiền, anh nông dân 9x đăng lên mạng, trình báo công an tìm chủ nhân
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 3/2022
Toàn cảnh đêm Chung kết Hội thi Thanh niên Cà Mau tài năng thanh lịch