CHƯƠNG IX
TUỔI TRẺ MINH HẢI HĂNG HÁI XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG
VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XHCN (1975 - 1985)
Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập dân tộc, đất nước hoàn toàn thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội .
Theo quyết định của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau hợp nhất, lập thành tỉnh Minh Hải .
Tuổi trẻ Minh Hải, cùng quân dân tỉnh nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, ra sức vượt mọi khó khăn do hậu quả nặng nề cuộc chiến tranh kéo dài trên 30 năm, quyết tâm vươn lên xây dựng quê hương, cùng nhân dân cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN .
I. TÍCH CỰC THAM GIA CẢI TẠO, XÂY DỤNG QUÊ HƯƠNG
Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ I.
Ngay sau ngày Bạc Liêu – Cà Mau được giải phóng
Nhiệm vụ trước tiên của Đảng bộ là phải thiết lập hệ thống chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, thực hiện nhiệm vụ quản lý toàn bộ kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, ổn định đời sống nhân dân … góp giải quyết những hậu quả sau chiến tranh là nhiệm vụ hàng đầu của Đoàn viên và thanh niên tỉnh nhà
Ngày 24- 12- 1975, thực hiện nghị quyết nhập tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu quyết định thành lập Ban chấp hành Tỉnh đoàn Cà Mau –Bạc Liêu (sau đó gọi là Tỉnh Đoàn Minh Hải) gồm 20 đồng chí do đồng chí Bảy Thủy, Tỉnh ủy viên làm Bí thư, đồng chí Tư Kiệt làm Phó Bí thư, Ban Thường vụ còn có các đồng chí: Mười Cần, Bảy Đảm và Ba Đức .
Cùng chính quyền quân quản và lực lượng công an nhân, các đội xung kích của thanh niên do Tỉnh Đoàn chỉ đạo đã thực hiện tốt việc tổ chức đăng ký, trình diện, đưa đi học tập cải tạo hơn 40.000 ngụy quân, ngụy quyền và giải quyết hàng loạt vấn đề xã hội phức tạp do tàn dư của xã hội cũ để lại. Phong trào truy lùng tàn binh địch và bài trừ văn hóa đồi trụy được thanh niên tham gia tích cực.Ở Cà Mau, thanh niên truy lùng hàng trăm tên ngoan cố lẩn trốn không ra trình diện, thu 24.189 sách báo các loại của địch, tổ chức giáo dục những thanh niên du đãng, bụi đời .
Đoàn viên, thanh niên trong tỉnh xung phong đi đầu trong nhiệm vụ san lấp hố bom, phục hóa diện tích canh tác trong nông nghiệp, ra sức sản xuất và xây dựng nông thôn mới. Đã sửa chữa nhiều đường giao thông, cầu cống bị hỏng, tích cực làm cỏ sục bùn, đắp 5 đập ngăn nước mặn, bắc hàng chục chiếc cầu ngang, lập tổ vần đổi công để tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất .
Thanh niên hăng hái tham gia các buổi sinh hoạt, học tập về đường lối, chính sách của Đảng, nhiệm vụ của Đoàn. Năm 1976, có 283.418 thanh niên được học tập nâng cao nhận thức. Các cuộc sinh hoạt văn nghệ, hội thảo, trao đổi được tiến hành thường xuyên trong mọi tầng lớp thanh niên ở xóm ấp, phường, đường phố, ở trường học, xí nghiệp. Qua những hình thức giáo dục này, thanh niên càng tin tưởng đường lối, chính sách của Đảng, tích cực góp phần xây dựng quê hương.
Các đội thanh niên xây dựng nếp sống mới được thành lập cùng với các Đội thanh niên xung kích đã góp phần vào việc giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.
Một cuộc sống mới vui tươi, lành mạnh của tuổi trẻ đã làm cho bộ mặt quê hương thêm phần thay đổi. Qua phong trào hành động cách mạng, nhiều thanh niên đã trưởng thành, tiến bộ, được vinh dự đúng vào hàng ngũ của Đoàn, nhiều thanh niên tham gia Hội thanh niên giải phóng. Cuối năm 1975 phát triển 3.253 thanh niên giải phóng, 361 thanh niên được kết nạp vào Đoàn. Cùng với việc tham gia công tác xây dựng chính quyền ở địa phương, Đoàn đã kịp thời tiến hành công tác củng cố, phát triển tổ chức cơ sở Đoàn ở các cấp, tăng cường các cán bộ Đoàn ở cơ sở để lãnh đạo phong trào Đoàn và thanh niên. Tại thị xã, thành lập được 16 Chi Đoàn và một Ban Chấp hành Thị Đoàn với 14 ủy viên, thành lập 3 Đoàn ủy thị trấn gồm 18 đồng chí, bổ sung 10 Huyện Đoàn ủy viên, 60 Xã Đoàn ủy viên và 1 thường vụ Thị Đoàn. Nhằm tăng cường công tác giáo dục lý luận, chính trị cho cán bộ, đoàn viên, Tỉnh Đoàn đã khai giảng trường Đoàn Lý Tự Trọng khóa 15 có 36 học viên và đã mở được 16 lớp đào tạo cho 529 đoàn viên cốt cán.
Để tăng cường công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng, Đoàn đã thành lập các Ban thiếu niên nhi đồng đến các xã, thường xuyên mở các lớp huấn luyện, bồi dưỡng cho các đồng chí làm công tác phụ trách thiếu niên nhi đồng. Phong trào thiếu nhi sôi nổi với các hoạt động mang đầy ý nghĩa xã hội như chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ, trồng cây, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, đồng diễn thể dục thể thao, thành lập các Đội ca múa…
Năm học đầu tiên sau ngày giải phóng, Ở Cà Mau, Đoàn đã đóng góp làm thêm được 7 trường học, tổng cộng có 29 trường với 39.805 học sinh khai giảng năm học mới. Tỉnh Đoàn tổ chức lễ ra quân “Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” cho 2.000 thiếu nhi. Số đội viên TNTP được phát triển là 2.702 em.
Những hoạt động tích cực của phong trào Đoàn và thanh niên Minh Hải sau những ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đã góp phần vào những thành tích của Đoàn và phong trào thanh niên trong cả nước.
Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh (khóa III) tháng 12 – 1975 đã phát động toàn thể đoàn viên trong cả nước thi đua thực hiện 4 phong trào lớn:
- Phong trào lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch trong sản xuất.
- Phong trào Quyết thắng trong các lực lượng vũ trang
- Phong trào Học tập các tầng lớp thanh niên.
Riêng trong các trường học là phong trào Thi đua xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa .
- Phong trào Rèn luyện thân thể và thực hiện nếp sống mới .
Cùng với tuổi trẻ trong cả nước, đoàn viên, thanh niên Minh Hải nhiệt liệt hưởng ứng “ 4 phong trào hành động cách mạng” do Trung ương Đoàn phát động, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.
Khắp nơi trong tỉnh, tuổi trẻ sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng những ngày kỷ niệm vinh vang của Đảng (3/2), Đoàn (26/3), chào mừng kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất đất nước, chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh và chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV.
Một đợt sinh hoạt chính trị được triển khai ở tất cả các cấp bộ Đoàn và cơ sở Đoàn trong tỉnh với nội dung giáo dục cho đoàn viên, thanh niên về Đảng quang vinh, về truyền thống 45 năm chiến đấu và trưởng thành của Đoàn, về trách nhiệm và vinh dự, quyền lợi của tuổi trẻ tỉnh nhà trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Đoàn (26-3-1976), tuổi trẻ Minh Hải phấn khởi đón nhận sự thống nhất tổ chức Đoàn trong cả nước với tên chung là Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh. Tiếp đó, tháng 9 – 1976, Hội nghị thống nhất mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên cả nước họp tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công tốt đẹp. Từ nay, mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên trong cả nước mang tên: Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.
Cuối năm 1976, một sự kiện chính trị to lớn tác động mạnh mẽ đến tuổi trẻ và nhân dân cả nước là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12 – 1976) đã thông qua đường lối xây dựng CNXH trong thời kỳ mới, phương hướng và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1975 – 1980) và đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã quyết định đổi tên Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh thành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, chỉ thị của Trung ương Đoàn, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo, tổ chức cho các cơ sở Đoàn trong tỉnh học tập, nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh. Từ chỗ nhận thức tư tưởng về tình hình, nhiệm vụ mới được thông suốt và nâng cao, đoàn viên thanh niên hoàn toàn nhất trí con đường tất yếu đi lên CNXH của đất nước, đó là ước mơ và hoài bão của tuổi trẻ, là môi trường để thanh niên cống hiến và trưởng thành.
Tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Minh Hải đã góp phần vào những thành tựu bước đầu trong thời kỳ khôi phục, cải tạo kinh tế, xã hội ở tỉnh nhà sau chiến tranh. Trên mặt trận nông nghiệp, đoàn viên thanh niên tích cực lao động sản xuất, phát huy nhiều sáng kiến, không ngừng học tập rèn luyện, góp phần tích cực trong cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới ở nông thôn. Tiêu biểu là những tập thể cán bộ đoàn viên thanh niên ở Long Điền Đông C, ở xã Định Bình, Ở Hòa Hưng; xung kích đi đầu trong những nhiệm vụ then chốt như thủy lợi, gieo cây, bảo vệ mùa màng… trong năm 1977, thanh niên đã góp 1.150.000 ngày công đào đắp 1.300.000 m3 đất trên các công trình thủy lợi, đào kênh, đắp đập… 4.500.000 ngày công gieo cây 225.000 hecta lúa và màu, trong đó có gần 20.000 héc ta lúa tăng vụ và khai hoang 1.300 héc ta.
Trong nhiệm vụ cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, lực lượng đoàn viên, thanh niên ở các thị xã, thị trấn, cơ quan trong tỉnh đã góp phần đắc lực. Trong phong trào lao động làm sạch, đẹp đường phố quê hương, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ thanh niên đã góp 600.000 ngày công. ở Cà Mau, Bạc Liêu, 7.000 thanh niên ra quân. Trong chiến dịch ánh sáng văn hóa, có 11.130 thanh niên tham gia xóa mù chữ cho 68.903 người, đạt tỷ lệ 84,80%.
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ và nhiệm vụ của thanh niên. Trước những dấu hiệu phức tạp của tình hình biên giới, Đoàn đã tăng cường giáo dục cho đoàn viên thanh niên phát huy truyền thống “3 sẵn sàng”, “5 xung phong”, nêu cao ý thức cảnh giác, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang để bảo vệ Tổ quốc. Năm 1977, 2.100 thanh niên (trong đó có 251 đoàn viên) trong tỉnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, 2.723 thanh niên tham gia vào tổ chức dân quân tự vệ. Hàng nghìn thanh niên sẵn sàng tham gia các lực lượng vũ trang để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Phong trào thể dục, thể thao, xây dựng nếp sống mới là những hoạt động thường xuyên của thanh niên để nâng cao sức khỏe, có đầy đủ thể lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có 103.400 thanh niên tham gia phong trào vui khỏe. Tỉnh đoàn đã cấp 217 giấy khen, Huyện, Thị Đoàn cấp 1.636 giấy khen cho các đơn vị và cá nhân xuất sắc trong phong thể dục, thể thao, văn nghệ, xây dựng nếp sống mới trong thanh niên và 7.100 thanh niên tiên tiến.
Qua các phong trào hành động cách mạng, tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên ngày một lớn mạnh, khẳng định vai trò là thành viên tích cực của tổ chức chính trị - xã hội của tuổi trẻ trong hệ thống chính trị ở quê hương đất Mũi anh hùng.
Trong 2 năm 1976 – 1977, có 4.318 thanh niên được kết nạp vào Đoàn, đưa đến đoàn viên toàn tỉnh lên 7.080 trong năm 1977. Nhiều cơ sở Đoàn mới được thành lập. Năm 1977 thành lập 97 Chi Đoàn mới, trong đó có 61 Chi Đoàn cơ quan và trường học, khắc phục được 37 ấp, khóm trắng. 1.406 cán bộ Đoàn từ tỉnh đến ấp được tập huấn về công tác Đoàn qua trường Đoàn ở tỉnh, huyện và cơ sở. Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên trong Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam có những bước phát triển mới. Ngoài 7.200 hội viên mới tham gia vào Hội LHTN Việt Nam có hàng vạn thanh niên trong tỉnh tham gia vào các hoạt động của Hội như: Đội thanh niên xung kích, tổ thanh niên đoàn kết, tổ thanh niên vạn vần đổi công, tổ văn nghệ, đội bóng đá, bóng chuyền, v.v…
Công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng được Tỉnh Đoàn thường xuyên quan tâm chỉ đạo. Công tác giáo dục tập trung vào 5 điều Bác Hồ dạy, giáo dục cho các em gương người tốt, việc tốt và truyền thống của Đoàn, của Đội v.v…Trong tỉnh, có 350.000 lượt em thiếu nhi đã tham gia các buổi sinh hoạt, học tập. Các em hăng hái tham gia phong trào kế hoạch nhỏ xây dựng nhà máy giấy TNTP, 150.000 em tham gia phong trào ngàn hoa việc tốt, các em làm được 1.404.354 “ hoa việc tốt”. các em tham gia đào đắp sân trường, đường làng, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ và trên 1 vạn em tham gia cuộc vận động xóa nạn mù chữ ở tỉnh nhà.
Với những thành tích đã đạt được 16.460 em được kết nạp vào đội TNTP, 5.500 em được công nhận là “cháu ngoan Bác Hồ”. Tỉnh Đoàn đã tập huấn cho 917 cán bộ phụ trách thiếu niên nhi đồng từ tỉnh đến huyện, thị, và cơ sở. Tỉnh Đoàn phối hợp với ngành giáo dục, tập huấn về công tác Đoàn, Đội trong nhà trường cho 2.200 giáo viên.
Để tăng cường vai trò sứ mệnh lịch sử của Đoàn trong giai đoạn cách mạng mới và đoàn kết, động viên đoàn viên, thanh niên tỉnh nhà phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V 1 đề ra, từ ngày 4-7 đến ngày 11-7-1977, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Minh Hải đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất. 316 đại biểu (có 74 đại biểu nữ) thay mặt cho đoàn viên đang công tác, học tập ở tất cả các cơ sở của Đoàn trong tỉnh đã về dự Đại hội. Đại hội đã đánh giá cao những cống hiến và sự trưởng thành của Đoàn và phong trào thanh niên Minh Hải trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bước đầu trong công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH, rút ra những bài học kinh nghiệm của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong những năm qua và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong 2 năm tới của Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh nhà.
Nghị quyết Đại hội kêu gọi toàn thể đoàn viên thanh niên phát huy tinh thần làm chủ tập thể, xung kích đi đầu thực hiện những chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ mà trọng tâm hàng đầu là mặt trận sản xuất nông nghiệp nhằm góp phần giải quyết những khó khăn của cả nước về lương thực, thực phẩm. Đại hội đề ra các mục tiêu phấn đấu của cán bộ, đoàn viên, thanh niên tỉnh nhà trên các mặt trọng tâm: chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, lao động sản xuất, cải tạo và xây dựng CNXH, học tập rèn luyện xây dựng người thanh niên mới.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn Minh Hải khoá I gồm 33 đồng chí, có 6 nữ. Đồng chí Mai Thanh Ân được bầu làm Bí thư Tỉnh Đoàn, các đồng chí Huỳnh Đảm, Liêu Hoàng Oanh được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh Đoàn.
II. XUNG KÍCH TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XHCN. ĐẠI HỘI ĐOÀN TOÀN QUỐC LẦN THỨ II.
Trong lúc nhân dân ta đang vượt qua muôn vàn khó khăn do hậu quả nặng nề của hơn 20 năm chiến tranh để lại, để xây dựng đất nước Việt Nam thống nhất thì các thế lực thù địch ra sức khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ và tiến công xâm lược Tổ quốc ta.
Trước những đòi hỏi cấp bách của tình hình mới, hội nghị lần thứ 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (mở rộng) khóa III họp từ 23 đến 28 1-1978 đã quyết định phát động phong trào “ Ba xung kích làm chủ tập thể” trong thanh niên cả nước nhằm động viên và tổ chức thanh niên toàn quốc phát huy tinh thần làm chủ, xung kích thực hiện ba nhiệm vụ chính của tuổi trẻ là lao động sản xuất, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, học tập rèn luyện và xây dựng cuộc sống mới.
Với truyền thống yêu nước, cách mạng kiên cường, tuổi trẻ Đất Mũi đã hăng hái tham gia phong trào 3 xung kích làm chủ tập thể do Trung ương Đoàn phát động.
Trước hành động xâm lược của kẻ thù, thi hành lệnh tổng động viên của Nhà nước và lời kêu gọi của Trung ương Đảng để động viên tuổi trẻ tỉnh nhà tham gia chiến đấu bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, Tỉnh Đoàn đã kịp thời làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên, khích lệ lòng yêu nước, ý chí bảo vệ độc lập của tổ quốc với các chủ đề “Tuổi trẻ với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc”, “Tuổi trẻ với chiến trường biên giới”… 147 nghìn đoàn viên thanh niên quy tụ ở các trại luyện quân, “Tuổi trẻ quyết thắng quân xâm lược”. Hàng nghìn thanh niên tình nguyện đi chiến đấu. Nhiều cơ sở Đoàn ở các xã, phường, trường học và các ngành ở tỉnh, đăng ký nhập ngũ và tái ngũ 100% như: Long Điền, Tân Hưng, Trần Hợi, Phường 4 thị xã Cà Mau (nay là thành phố Cà Mau), xã Tân Duyệt, Trường Công nông… Nhiều nơi thanh niên đăng ký nhập ngũ vượt chỉ tiêu và đạt chất lượng cao. Như Thị xã Cà Mau đăng ký 100% nhưng chưa nhập ngũ 400/300 vượt chỉ tiêu 33%. Thị xã bạc Liêu đăng ký 100% đưa nhập ngũ 371/360, huyện Giá Rai đưa 634/630. Chỉ trong 2 năm (1978 – 1979), Minh Hải đã đưa 12.569 thanh niên (trong ấy có 1.671 cấn bộ, đoàn viên) nhập ngũ, tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới và làm nghĩa vụ quốc tế.
Cùng với phong trào nhập ngũ còn có 67.194 thanh niên xung kích đang đảm nhiệm những công việc cấp bách ở hậu phương và thường xuyên học tập, huấn luyện để sẵn sàng bổ sung cho phía trước. 1.194 thanh niên xung phong làm nhiệm vụ phục vụ ở chiến trường biên giới Tây Nam.
Đoàn viên và thanh niên trong quân đội, công an vũ trang đẩy mạnh phong trào thi đua “Quyết thắng”. Trên 300 chiến sĩ đã được công nhận danh hiệu thi đua “Quyết thắng”.
Qua phong trào xung kích trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tuổi trẻ Minh Hải phát huy lòng yêu nước, ý chí cách mạng, lòng trung thành với Đảng, sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, nâng cao được ý thức và nghĩa vụ của thanh niên đối với đất nước. Đó là thành công của Tỉnh Đoàn Minh Hải trong công tác giáo dục và định hướng hành động cách mạng cho tuổi trẻ tỉnh nhà.
Thi đua với phong trào bảo vệ Tổ quốc, trên mặt trận lao động sản xuất, tuổi trẻ khẳng định vai trò xung kích của mình với các đội hình thanh niên xung kích, thanh niên xung phong đột phá những cao điểm tập trung, những khâu xung yếu của sản xuất và phục vụ sản xuất như thủy lợi chống hạn, chống lụt và các cao điểm sản xuất. Tỉnh đoàn đã huy động được 904.787 lượt đoàn viên thanh niên lao động với trên 7 triệu ngày công đào đắp 10.000. 206 m3 thủy lợi. Ở Hồng Dân, 500 thanh niên luôn túc trực ở các điểm, các trạm xã có sản lượng thu hoạch cao. Nhiều công trình mang tên thanh niên do Đoàn đảm nhận đã đạt chất lượng cao, tiết kiệm và mang lại hiệu quả kinh tế như 14 công trình thủy lợi Hồng Dân, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Long Điền Đông, v.v…Công trình nghĩa trang liệt sĩ 1978 đã huy động 16.000 lượt thanh niên đắp 81.000m3 đất, hoàn thành trước thời gian 30/75 ngày, tiết kiệm được trên 200.000 đồng và trên 50.000 ngày công …
Đoàn đã tích cực vận động đoàn viên thanh niên tham gia cải tạo quan hệ sản xuất ở nông thôn. Trong các địa phương đang tổ chức lại sản xuất, 95% đoàn viên thanh niên gai nhập và tham gia quản lý trong các tập đoàn sản xuất, gương mẫu động viên gia đình nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ đóng góp lương thực với Nhà nước.
Phong trào học tập, xóa mù chữ được đông đảo thanh niên hưởng ứng. Năm 1978, có 11.130 cán bộ, đoàn viên thanh niên, giáo viên và học sinh tham gia chiến dịch ánh sáng văn hóa đã xóa mù chữ cho 68.903 người trong đó có 9.200 thanh niên. Trong các trường học, phong trào thi đua đạt danh hiệu tập thể học sinh XHCN có nhiều tiến bộ. Có 47 tập thể đăng ký và 7 tập thể được công nhận là tập thể học sinh XHCN. Phong trào thể dục, thể thao, văn nghệ, xây dựng nếp sống có những khởi sắc đáng mừng. Ở thị xã Cà Mau, 3.000 thanh niên được giáo dục, sinh hoạt, lao động theo nếp sống mới. Tỉnh đoàn tổ chức Đội ca khúc chính trị đi phục vụ các đơn vị bộ đội và các mặt trận lao động, sản xuất…
Những thắng lợi của Đoàn và phong trào thanh niên Minh Hải qua phong trào “3 xung kích” làm chủ tập thể đã đánh dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của Đoàn, của các cấp bộ Đoàn từ tỉnh đến cơ sở. Tỉnh đoàn đã chú trọng kiện toàn bộ máy của các cấp bộ Đoàn để nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn và không ngừng tăng cường công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn. Trong ba năm (từ 1977 đến 1979), Tỉnh đoàn đã đào tạo 11.256 lượt cán bộ Đoàn qua hệ thống trường Đoàn ở tỉnh và huyện. Khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất của trường, lớp, Tỉnh Đoàn cố gắng đào tạo 9.534 cán bộ thanh vận bao gồm các cán bộ thanh niên xung phong, cán bộ Đoàn (tuyên huấn), phụ trách Đội. Đoàn đã phát triển được 10.808 thanh, thiếu niên ưu tú được rèn luyện, thử thách qua phong trào 3 xung kích vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nâng tổng số đoàn viên trong tỉnh lên 15.300. Tập hợp được 35.000 thanh niên tham gia Hội LHTN. Đoàn thường xuyên làm nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, đã giới thiệu cho Đảng hơn 1.000 đoàn viên ưu tú, trong đó có 654 đoàn viên ưu tú được vinh dự kết nạp Đảng. Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng” và đợt phát triển đoàn viên “khóa kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đảng” trong 6 tháng đầu năm 1980, phát triển được 1.079 đoàn viên. Những cơ sở Đoàn làm tốt công tác phát triển Đoàn như: Huyện Vĩnh Lợi, kết nạp được 321 đoàn viên, thị xã Cà Mau kết nạp được 207 đoàn viên, Phú Tân kết nạp 171 đoàn viên, v.v…có 3650 đoàn viên được bồi dưỡng về Đoàn, về Đảng. Đoàn đã giới thiệu cho Đảng 1.200 đoàn viên ưu tú và 350 đoàn viên trong số này được kết nạp Đảng. Cán bộ Đoàn là nguồn bổ sung đội ngũ cán bộ trẻ cho Đảng và các ngành. Hai năm qua, Đoàn đã cử trên 1.000 cán bộ từ bí thư chi đoàn trở lên sang công tác Đảng, chính quyền và các ngành trong tỉnh.
Công tác thiếu niên nhi đồng đã quy tụ được 200.000 em tham gia phong trào kế hoạch nhỏ, phong trào ngàn hoa việc tốt dâng Đảng quang vinh.
Đội đã cung cấp cho Đoàn hàng nghìn đoàn viên ưu tú, dâng lên Đảng 10 triệu “hoa việc tốt”, góp vào quỹ kế hoạch nhỏ trên 13.000 đồng, 15.000 em đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ. Tỉnh Đoàn đã đào tạo được 1.850 cán bộ phụ trách và 1.560 giáo viên kiêm công tác Đội.
Phong trào xung kích làm chủ tập thể đã thể hiện ý chí, nguyện vọng và sức mạnh có tổ chức của tuổi trẻ Minh Hải để hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Từ ngày 14-3 đến ngày 17-3-1980, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Minh Hải tiến hành Đại hội đại biểu toàn tỉnh lần thứ II.
Đại hội thảo luận, góp ý kiến vào các văn kiện sẽ trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư của Đoàn họp vào cuối năm 1980 và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn toàn quốc.
Đại hội tiến hành kiểm điểm về việc thực hiện nghị quyết của Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ nhất, rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời gian qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ của Đoàn trong nhiệm kỳ tới và bầu Ban chấp hành Tỉnh Đoàn mới.
Sau khi quán triệt tình hình nhiệm vụ của cả nước và 5 mục tiêu trước mắt có ý nghĩa chiến lược trong nghị quyết IX của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, thay mặt cho hơn nửa triệu tuổi trẻ Minh Hải, Đại hội khẳng định quyết tâm của đoàn viên thanh niên với Đảng bộ: Nâng cao hơn nữa lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, mài sắc ý chí chiến đấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào của đất nước thanh niên cũng tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng vĩ đại của Đảng, ra sức rèn luyện và cống hiến vô điều kiện vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thành công CNXH, mãi mãi tiến lên “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Nghị quyết Đại hội nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Minh Hải trong hai năm 1980 1981 là:
“Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục nâng cao giác ngộ cách mạng và lý tưởng cộng sản cho đoàn viên thanh thiêu niên, ra sức chăm lo quyền lợi phát huy cao độ quyền làm chủ tập thể, tổ chức toàn bộ thế hệ trẻ thành sức mạnh cách mạng. Đẩy mạnh phong trào 3 xung kích sáng tạo đi đầu thực hiện thắng lợi 5 nhiệm vụ cấp bách của tỉnh nhà, nhanh chóng kiện toàn và nâng cao sức mạnh tổ chức Đoàn (tập trung Đoàn cơ sở) làm tròn nhiệm vụ xây dựng Đảng, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, kết hợp đúng đắn việc hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, rèn luyện để trưởng thành mau chóng, vận động toàn xã hội cùng Đoàn thanh niên làm tốt công tác thiếu niên nhi đồng”
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Tỉnh đoàn khóa II gồm 41 đồng chí. Đồng chí Huỳnh Đảm được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn, các đồng chí Trần Thanh Khiêm, Trần Thanh Liêm được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
Hướng tới kỷ niệm những ngày lễ lớn của Đảng và dân tộc trong năm 1980; 50 năm ngày thành lập Đảng, 35 năm ngày thành lập Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 90 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, Đại hội đã phát động toàn thể đoàn viên thanh niên trong tỉnh hưởng ứng phong trào thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội và các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh nhà.
III. PHÁT HUY VAI TRÒ XUNG KÍCH THỰC HIỆN THẮNG LỢI 3 CUỘC CÁCH MẠNG – ĐẠI HỘI ĐOÀN TOÀN TỈNH LẦN THƯ III
Một sự kiện chính trị có ý nghĩa lớn với sự phát triển của phong trào thanh niên, đó là Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ IV họp tại Hà Nội từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 11 năm 1980. Đây là Đại hội lần đầu tiên của Đoàn sau ngày đất nước thống nhất đi lên CNXH.
Đoàn đại biểu Minh Hải đem về Đại hội những thành tựu và ý chí của tuổi trẻ ở miền đất tận cùng cực Nam Tổ quốc quyết tâm cùng tuổi trẻ cả nước đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng, thực hiện 3 nhiệm vụ lớn do Đại hội đề ra:
1. Nâng cao giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, quyết tâm học tập rèn luyện trở thành lớp người mới làm chủ nghĩa tập thể XHCN phát triển toàn diện.
2. Đẩy mạnh hơn nữa phong trào “Ba xung kích” thành cao trào thi đua hành động cách mạng của tuổi trẻ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
3. Xây dựng Đoàn vững mạnh, nhanh chóng tổ chức đoàn kết tập hợp thế hệ trẻ thành lực lượng làm chủ tập thể.
Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI 1.
Công tác giáo dục chính trị tưởng cho đoàn viên thanh niên Minh Hải được các cấp bộ Đoàn quán triệt, tập trung về tình hình nhiệm vụ mới của đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI 1, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, về truyền thống vinh quang 50 năm của Đoàn, 40 năm của Đội TNTP…
Với những cố gắng lớn, công tác giáo dục chính trị tưởng của Đoàn trong năm 1981 có nhiều thành công. Nhận thức của thanh niên về truyền thống của Đảng, của Đoàn và dân tộc được nâng cao, thấy được những thắng lợi và khó khăn của đất nước và xác định vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ. Trong năm 1981, Đoàn đã tập hợp giáo dục được 766.800 lượt thanh niên. Bình quân mỗi thanh niên được giáo dục trên 2 lần.
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI 3, sau Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ II, đoàn viên thanh niên Minh Hải phát huy vai trò xung kích trong 3 cuộc cách mạng, khai thác tiềm năng 3 thế mạnh của tỉnh nhà (nông, ngư, lâm nghiệp), tham gia cải tạo và phát triển nông nghiệp toàn diện… nhằm ổn định đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất của tỉnh. Hoạt động của Đoàn đã tập trung vào những khâu trung tâm, bám sát nhiệm vụ chỉ tiêu của tỉnh. Thông qua việc đảm nhận những công trình mang tên Thanh niên, với việc tổ chức tập hợp thanh niên qua lao động, Đoàn vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa có ý nghĩa giáo dục thiết thực. Đoàn đã huy động trên 210.000 lượt đoàn viên thanh niên trên 1 triệu ngày công xây dựng trên 120 công trình mang tên Thanh niên. Trên mặt trận thủy lợi, đê đập, giao thông, công trình văn hóa công cộng, phúc lợi tập thể… đã đào đắp và đưa lên 4 công trình nghĩa trang Cà Mau, Trần Văn Thời, Phú Tân (Riêng công trình nghĩa trang Cà Mau làm lợi cho Nhà nước…844.000 đồng)
Các cấp bộ Đoàn huy động đoàn viên tích cực tham gia công tác huy động lương thực, tổ chức tốt các đội thanh niên xung kích khuân vác, vận chuyển lương thực kịp thời. Ở nhiều xã, đoàn viên thanh niên gương mẫu hoàn thanh 100% nghĩa vụ “3 thu”. Những nơi làm tốt công tác đóng góp lương thực như Long Điền Đông C, Long Điền Đông A, v.v…
Đoàn viên thanh niên luôn đi đầu trong thâm canh, áp dụng giống mới và kỹ thuật canh tác, tích cực hưởng ứng phong trào 50 ngàn tấn phân xanh, phân chuồng. Đến tháng11 – 1981, đoàn viên thanh niên trong tỉnh đã làm được 11.187 tấn phân chuồng và 4.678 tấn phân xanh đưa xuống ruộng sử dụng. Các Chi Đoàn ở các tập đoàn sản xuất đảm nhận xây dựng nhiều “Cánh đồng thanh niên tăng vụ, tăng sản”. Trên các tuyến đường giao thông và trên các công trình thủy lợi, thanh thiếu niên đã trồng 3 triệu cây trong phong trào “trồng cây nhớ ơn Bác”. Đoàn viên thanh niên huyện Năm Căn và U Minh đã tích cực trồng rừng và bảo vệ khu rừng Thanh niên.
Thanh niên trong các đội đánh bắt cá quốc doanh thi đua nâng cao sản lượng và quản lý phương tiện, tổ chức giành chất lượng cao “trong phong trào quản lý” Tàu thanh niên”, chuyến đánh bắt của thanh niên”.
2 thị xã và các thị trấn, Đoàn đã tích cực vận động 5.000 thanh niên chưa có việc làm vào thanh niên xung phong hoặc về nông thôn tích cực tham gia sản xuất, số còn lại đưa vào các đội ngành nghề tiểu thủ công nghiệp…
Trên mặt trận an ninh – quốc phòng, Đoàn đã giáo dục, động viên thanh niên tình nguyện thi hành nghĩa vụ quân sự, đảm nhận quân số cho đơn vị bộ đội và công an của tỉnh và huyện, thị, trong đó đoàn viên chiếm 40%.
Đoàn đã cùng với các ngành động viên 76.575 đoàn viên thanh niên đăng ký nghĩa vụ quân sự và đợt I/1981 có 1.681 thanh niên lên đường bảo vệ Tổ quốc. Trong ngày kỷ niệm 26/3 có 816 thanh niên nhập ngũ.
Công tác Đoàn trong các trường học có bước tiến bộ mới. Nhiều tập thể giáo viên, học sinh đạt danh hiệu tập thể đạt tiên tiến và cá nhân tiên tiến. Phong trào thi đua đạt danh hiệu tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa phát triển rộng rãi hơn. Trong năm học 1981 có 47 tập thể đăng ký học sinh Xã hội chủ nghĩa thì 7 tập thể được công nhận.
Phong trào ca nhạc xung kích phát triển sôi nổi, có 40.000 lượt đoàn viên thanh niên tham gia biểu diễn phục vụ trên 400 ngàn lượt người xem. Đêm liên hoan ca nhạc xung kích toàn tỉnh lần thứ II có 18 đội ca nhạc xung kích của các cơ sở Đoàn tham gia biểu diễn, phục vụ trên 5.200 người xem.
Đông đảo thanh niên tham gia phong trào chống văn hóa đồi trụy. Nhiều cơ sở Đoàn tổ chức các đội xung kích làm nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục đi thu gom các loại sách báo, phim ảnh, băng hình có nội dung xấu như tại 2 thị xã Cà Mau, Bạc Liêu và huyện Giá Rai có 14.000 lượt đoàn viên thanh niên tham gia và đã giáo dục gần 1.000 trường hợp thanh niên vi phạm.
Sau Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ II, bộ máy tổ chức Đoàn ở các cơ sở được kiện toàn và tăng cường. Tổ chức cơ sở Đoàn hiện có 215/238 xã phường với 1681 ủy viên. Năm 1981, Tỉnh Đoàn đã nâng 15 Chi đoàn lên Đoàn cơ sở, đông thời thành lập 162 chi đoàn, khắc phục 50 ấp, khóm trắng.
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với Đoàn thanh niên, tháng 7 – 1981. Ban thường vụ Tỉnh ủy cử đồng chí Mai Thanh Ân, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy nhận nhiệm vụ Bí thư Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Minh Hải. Đồng chí Huỳnh Đảm, hiện Bí thư Tỉnh Đoàn nhận nhiệm vụ Phó Bí thư Tỉnh Đoàn.
Với sự cống hiến và trưởng thành của Đoàn và phong trào thanh thiếu niên tỉnh Minh Hải, trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đoàn, tuổi trẻ Minh Hải vinh dự đón nhận lá cờ truyền thống do Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh trao tặng.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V và Nghị quyết Đại hội Đoàn lần thứ IV, Ban chấp hành Trung ương Đoàn ( khóa IV) đã hội nghị lần thứ 4 tháng 5-1982 quyết định thực hiện 3 chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ bao gồm: Chương trình đẩy mạnh sản xuất lương thực, chương trình thực hành tiết kiệm và chương trình tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên.
Đến tháng 11-1982, để hướng những hành động của tuổi trẻ đi vào chiều sâu và toàn diện hơn. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 5 đã bổ sung các chương trình hành động nhưng phải đến Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đoàn họp vào tháng 1- 1984, mới hoàn thiện về nội dung. Đó là 5 chương trình:
1. Chương trình học tập, rèn luyện xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
2. Chương trình tuổi trẻ xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực và phát triển nông nghiệp toàn diện.
3. Chương trình tuổi trẻ lao động sáng tạo, tiết kiệm và giải quyết việc làm cho thanh niên.
4. Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận an ninh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.
5. Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận cải tạo xã hội chủ nghĩa và phân phối lưu thông.
Năm chương trình hành động của Trung ương Đoàn đã được các Tỉnh, Thành Đoàn trong cả nước triển khai kịp thời phục vụ thiết thực các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở các địa phương.
Ở Minh Hải, quán triệt nhiệm vụ phát triển kinh tế toàn diện của tỉnh mà trọng tâm là sản xuất nông nghiệp, Đoàn thanh niên đã có sự nỗ lực lớn, góp phần hoàn thành chỉ tiêu sản xuất 800.000 tấn lương thực và hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1982 của tỉnh.
Đoàn đã tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, khó khăn cần huy động lực lượng thanh niên, xây dựng các công trình thanh niên, tổ chức các đội thanh niên xung kích làm nòng cốt … qua các phong trào, Đoàn đã giải quyết được một bước quyền lợi thiết thực của tuổi trẻ.
Trên mặt trận thủy lợi, năm 1982, Đoàn đã huy động trên 267.400 lực lượng đoàn viên thanh niên với gần 4 triệu ngày công, đã đào đắp đưa lên mặt bằng 3.627.000 m3 có 115 công trình thanh niên chào mừng Đại hội V của Đảng và Đại hội Đoàn của tỉnh lần thứ 3, có 10 công trình cấp huyện, thị làm lợi cho Nhà nước hàng triệu đồng.
Đoàn viên thanh niên ở nông thôn đã tích cực và nòng cốt trong công tác cải tạo quan hệ sản xuất, 100% đoàn viên vào các tập đoàn sản xuất và tổ đoàn kết sản xuất, đoàn viên chiếm 80% trong cán bộ quản lý, cán bộ sản xuất, tổ chức các tập đoàn sản xuất và các tổ sản xuất. Đoàn viên tích cực đi đầu trong công tác điều chỉnh đất đai, từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng nhanh giống mới. Những “cánh đồng thanh niên” đạt được năng suất cao.
Phong trào lao động cộng sản xây dựng quê hương, đặc biệt là phong trào “xây dựng nông thôn mới” và tiếp nhận dân cư đã lôi cuốn hàng chục nghìn đoàn viên thanh niên tham gia. Việc điều chỉnh lao động và sắp xếp công ăn việc làm cho thanh niên đã được các cấp bộ Đoàn quan tâm và từng bước được giải quyết.
Để phục vụ những yêu cầu về lương thực và nguồn vốn trước mắt, Tỉnh đoàn đã cùng với ngân hàng Nhà nước và Sở lương thực ký thông tri liên tịch về việc huy động tuổi trẻ tỉnh nhà bốc xếp, vận chuyển lương thực ở các trạm huyện, tỉnh, giải phóng kho tập trung của thị xã Bạc Liêu, Vĩnh Lợi, Cà Mau… Đoàn thanh niên U Minh, Thới Bình đảm nhận khâu vận chuyển đến kho tập trung rút ngắn thời gian, giảm hư hao lương thực…
Phong trào gửi tiền tiết kiệm được đông đảo thanh niên hưởng ứng. Tuổi trẻ Minh Hải đã mở đầu bằng phong trào gửi 30.000đ tiết kiệm chào mừng Quốc khánh 2/9 của đoàn viên thanh niên ngành tỉnh. Nhiều nơi như thị xã Bạc Liêu, Giá Rai, Phước Long, Vĩnh Lợi, Cà Mau… đã tổ chức nhiều tổ ủy nhiệm chi và bàn tiết kiệm thanh niên.
Đặc biệt trong một thời gian ngắn (10 ngày) Đoàn thanh niên đã động viên 10.000 đoàn viên thanh niên tham gia phong trào “Hạt gạo nghĩa tình” thu được trên 15 tấn gạo, ủng hộ thanh niên và nhân dân Nghệ Tĩnh (5-1982) khắc phục hậu quả của cơn bão số 7.
Trong các cơ quan, đoàn viên thanh niên thực hiện tốt phong trào “phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật”. Năm 1982 tuổi trẻ có 95 sáng kiến làm lợi cho nhà nước trên 4 triệu đồng. Tập thể đoàn viên và các ngành thủy sản, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, xuất khẩu, xí nghiệp được, ngành văn hóa…đã góp phần đắc lực trong việc hoàn thành kế hoạch của ngành trong năm 1982.
Đoàn thanh niên cùng Ty công an, Tỉnh đội tiến hành ký thông tri liên tịch về nhiệm vụ của tuổi trẻ Minh Hải trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, an ninh quốc phòng và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Sự phối hợp chặt chẽ của Tỉnh đoàn với lực lượng vũ trang trong tỉnh đã giúp cho tuổi trẻ hoàn thành nhiệm vụ đập tan âm mưu phá hoại của kẻ thù từ nhiều phía.
Năm 1982, có 55.000 đoàn viên thanh niên đăng ký nghĩa vụ quân sự và 4.688 đoàn viên thanh niên gia nhập quân đội, đạt 104% chỉ tiêu. Có 5/14 huyện thị đưa quân vượt chỉ tiêu như: Thị xã Bạc Liêu, Giá Rai, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Thị xã Cà Mau. Đặc biệt thị xã Bạc Liêu, bảy năm liền đưa quân điều vượt chỉ tiêu…
Bên cạnh việc xây dựng lực lượng vũ trang tập trung, tổ chức dân quân tự vệ cũng được tăng cường với 8.500 dân quân tự vệ trong năm 1982.
Phong trào học tập, rèn luyện xây dựng nếp sống văn hóa mới của đoàn viên thanh niên có nhiều tiến bộ. Các cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh thực hiện khá tốt 4 nội dung về “xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa”. Ở các cơ quan, xí nghiệp, trường học, đoàn viên thanh niên có phong trào “Nói lời hay làm việc tốt”. Công tác xóa bỏ văn hóa đồi trụy được các cơ sở Đoàn tiếp tục thực hiện., Đoàn đã trực tiếp giáo dục trên 5.000 thanh niên vi phạm nếp sống mới. Phong trào học bổ túc văn hóa thu hut đông đảo thanh niên tham gia, có 6.697 học viên. Trong các trường học, đoàn viên thanh niên nỗ lực phấn đấu rèn luyện để trở thành tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa. Đoàn đã công nhận 14 tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa trong năm học 1982.
Phong trào vui khỏe, văn nghệ quần chúng đã lôi cuốn đông đảo thanh niên, được tổ chức quy mô có trên 120.000 lượt đoàn viên thanh niên tham gia, tạo nên khí thế sôi nổi trong toàn tỉnh. Đoàn thanh niên phối hợp với ngành văn hóa thông tin tổ chức Hội diễn văn nghệ quần chúng với 120 đoàn viên thanh niên tham gia, phục vụ 15.000 lượt người… Hoạt động của các câu lạc bộ tuổi trẻ ở tỉnh và thị xã đã mở ra một loại hình mới thu hút tuổi trẻ với nhiều nội dung phong phú: đêm nhạc, đêm thơ, nói chuyện…
Thực hiện Nghị quyết III của Ban chấp hành Trung ương Đoàn, năm 1982, công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng đoàn viên, đặc biệt là công tác chỉ đạo xây dựng Đoàn cơ sở vững mạnh được Tỉnh đoàn chú trọng. Có 199/239 xã, phường là Đoàn cơ sở. Đã nâng 18 chi đoàn lên Đoàn cơ sở, khắc phục 52 ấp, khóm trắng. Cuộc vận động nâng cao chất lượng đoàn viên được đẩy mạnh để chuẩn bị cho việc phát thẻ đoàn viên, 100% đoàn viên đều được học tập và tiến hành kiểm điểm theo 5 nhiệm vụ, qua bình bầu có 3.650 cán bộ đoàn viên được vinh dự nhận thẻ đoàn (17% tổng số đoàn viên trong tỉnh).
Năm 1982, có 4.814 thanh thiếu niên được kết nạp vào Đoàn, nâng số đoàn viên toàn tỉnh lên 20.420 người.
Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ được tiến hành thường xuyên. Để đảm bảo yêu cầu của đội ngũ cán bộ về lâu dài và trước mắt, Tỉnh đoàn đưa 2 đồng chí đi đào tạo dài hạn ở Trung ương, bồi dưỡng được 545 cán bộ Đoàn ở 3 chốt cơ sở. Tổng số cán bộ cơ sở được Tỉnh, Huyện đoàn bồi dưỡng là 1.200 đồng chí…
Tiếp tục thực hiện chủ trương “Toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng, Đoàn đã giới thiệu cho Đảng 1980 đoàn viên ưu tú và trên 900 đoàn viên ưu tú đã được kết nạp Đảng.
Sau khi ủy ban Hội liên hiệp thanh niên được thành lập ở tỉnh và huyện, thị xã cùng một số nơi, mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên đang được củng cố và đi vào hoạt động, đã đưa thêm 9.700 thanh niên vào tổ chức Hội và đưa số hội viên lên 25.000 hội viên. Đây là lực lượng nòng cốt tập hợp 104.000 thanh niên vào 4 mô hình của Hội đạt 35% trong tổng số thanh niên.
Công tác phát triển Đội được nâng cao, năm 1982 có 18.336 em vào đội thiếu niên tiền phong, xây dựng 58 chi hội mạnh và tổ chức 198 Sao nhi đồng. Đội đã huy động được 320.000 em tham gia “Công tác Trần Quốc Toản”… Các em đã góp vào quỹ kế hoạch nhỏ được 32.310 đồng.
Hơn hai năm, kể từ Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ II, Đoàn thanh niên Minh Hải đã không ngừng vươn lên tự khẳng định và ngày càng phát huy được tác dụng trong việc đoàn kết, động viên thanh niên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Cùng với phong trào thi đua yêu nước XHCN của nhân dân, phong trào 3 xung kích làm chủ tập thể có sức hấp dẫn, lôi cuốn tuổi trẻ đi vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong phong trào bảo vệ Tổ quốc, tuổi trẻ là lực lượng xung kích trên mặt trận bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Hơn hai năm, đã có 6.896 đoàn viên thanh niên nhập ngũ và 29.000 đoàn viên thanh niên gia nhập dân quân tự vệ. Đoàn đã bước đầu thành công trong việc phối hợp đoàn kết 3 lực lượng. Đoàn thanh niên trong quân đôi, công an nhân dân, cảnh sát nhân dân luôn phát huy tinh thần quyết thắng, tinh thần phục vụ nhân dân, lao động tích cực và dũng cảm chiến đấu với quân thù, tuần tra, canh gác, bảo vệ an toàn mục tiêu, địa bàn giao phó, góp phần tích cực giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong phong trào lao động sản xuất, thanh niên đã tiến quân vào những lĩnh vực quan trọng và bước đầu lập được một số thành tích. Trên mặt trận nông nghiêp, đoàn viên thanh niên là lực lượng đi đầu trong công tác thủy lợi, khai hoang, phục hóa, thâm canh tăng vụ và nòng cốt phát triển kinh tế gia đình, động viên đoàn viên thanh niên hăng hái đóng góp lương thực, góp phần hoàn thành nghĩa vụ lương thực của tỉnh với Nhà nước.
Trong các ngành sản xuất khác, ý thức và trách nhiệm của đoàn viên thanh niên trong sản xuất nâng lên rõ rệt. Thanh niên luôn đi đầu phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng xuất lao động, điển hình là Nhà máy tôm đông lạnh Cà Mau, Xí nghiệp dược, Xí nghiệp xây dựng thủy lợi… Hai năm qua, có nhiều đoàn viên thanh niên phát huy nhiều sáng kiến làm lợi cho Nhà nước hàng triệu đồng, nhiều chiến sỹ thi đua công nhân tiên tiến xuất hiện.
Do xác định đúng những khâu then chốt trong công tác xây dựng Đoàn nên hơn hai năm, đặc biệt là từ năm 1981 về sau đã mở nhiều cao điểm tập trung xây dựng Đoàn cơ sở. Cuộc vận động “xây dựng Đoàn vững mạnh” đạt nhiều kết quả. Từ các phong trào cách mạng của quần chúng, Đoàn đã bồi dưỡng giáo dục, kết nạp 10.000 đoàn viên, khắc phục dần ấp, khóm trắng. Đoàn thanh niên đã tuyển chọn, giới thiệu 5.150 đoàn viên ưu tú cho Đảng và 1.880 đoàn viên ưu tú được Đảng kết nạp, bổ sung cho Đảng và các ngành 2.100 cán bộ từ Bí thư chi đoàn trở lên. Đi đôi với phát triển, Đoàn luôn quan tâm giáo dục nâng cao chất lượng đoàn viên. Công tác phát thẻ đoàn là thắng lợi mới trong công tác xây dựng Đoàn của tỉnh. Trong thời gian ngắn, Tỉnh đoàn đã xét duyệt và cấp thẻ cho 1.752 đoàn viên… Công tác chỉ đạo của các cập bộ Đoàn đã có bước trưởng thành, luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và thực hiện đồng bộ quy trình giáo dục, tổ chức và hành động…
Với những kết quả to lớn trong hơn 2 năm qua, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Minh Hải thực sự là tổ chức chính trị - xã hội của tuổi trẻ, xứng đáng là cánh tay, đội hậu bị đắc lực của Đảng. Những thành tích, trưởng thành của tuổi trẻ Minh Hải bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng bộ, trực tiếp là Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, là kết quả chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, là quá trình kết hợp với các ngành, nhưng vấn đề chủ yếu nhất là gần nửa triệu đoàn viên, thanh niên tỉnh nhà giàu lòng yêu nước, yếu chủ nghĩa xã hội, phát huy quyền làm chủ, vai trò xung kích sáng tạo, hăng hái thực hiện sứ mệnh lịch sử trong giai đoàn mới.
Trong hai ngày 26 và 27 – 11 – 1982, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Minh Hải tiến hành Đại hội đại biểu Đoàn toàn tỉnh lần thứ III với 237 đại biểu chính thức.
Bám sát nhiệm vụ của Nhà nước và các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh, 5 chương trình hành động do Trung ương Đoàn phát động, Đại hội đề ra nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên Minh Hải 3 năm tới (1983 - 1985) là: “Hăng hái tiến quân mạnh mẽ vào công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất, đi đầu trong lao động sản xuất nhất là sản xuât lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu từng bước đáp ứng yêu cầu cấp bách và tiến tới ổn định, cải thiện đời sống nhân dân lao động, góp phần xây dựng có trọng điểm cơ sở vật chất chủ nghĩa xã hội. Xung kích xây dựng quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhằm góp phần đắc lực hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh”1.
Đại hội bầu ra Ban chấp hành Tỉnh đoàn khóa III gồm 39 đồng chí. Ban Thường vụ gồm 13 đồng chí: đồng chí Huỳnh Đảm Bí thư, Trần Thanh Liêm Phó Bí thư, đồng chí Nguyễn Minh Chánh Phó Bí thư và các ủy viên khác.
Với những thành tích bước đầu đạt được, năm 1983, Tỉnh đoàn Minh Hải đạt hạng khá về công tác Đoàn và phong trào thanh niên do Trung ương Đoàn trao tặng.
Một thời gian ngắn sau Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ III, đồng chí Huỳnh Đảm, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn được điều động ra Trung ương Đoàn nhận nhiệm vụ mới. Ngày 27 – 5 – 1984, Hội nghị Ban chấp hành Tỉnh đoàn đã bầu đồng chí Trần Thanh Liêm Phó Bí thư Tỉnh đoàn làm Bí thư Tỉnh đoàn; bầu đồng chí Tô Minh Hiển ủy viên thường vụ làm Phó Bí thư Tỉnh Đoàn.
Quán triệt phương hướng và các mục tiêu do Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ III đề ra, công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong tỉnh nỗ lực phấn đấu, vượt mọi khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện 5 chương trình hành động cách mạng trong các năm từ 1983 đến 1985.
Chương trình học tập, rèn luyện xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.
Các cấp bộ Đoàn trong tỉnh tiến hành tốt nội dung giáo dục cơ bản cho đoàn viên thanh niên qua việc tổ chức học tập Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V, “Năm học chủ nghĩa Mác - Lênin”, “Năm học Bác Hồ”…; đồng thời kết hợp giáo dục về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước… Số đoàn viên thanh niên được giáo dục là 9,2 triệu lượt đoàn viên thanh niên. Bình quân mỗi đoàn viên thanh niên được giáo dục từ 6 lượt/năm đến 9 lượt/năm. Trong năm 1985 cuộc “Hành quân theo bước chân những người anh hùng” và cuộc “Hành quân theo chân Bác” đã thu hút trên 1 triệu lượt đoàn viên thanh niên tham gia.
Đoàn đã đưa nội dung quản lý kinh tế để giáo dục đoàn viên thanh niên nhằm nâng cao năng lực trong việc tham gia quản lý, đổi mới cơ chế trên các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương, cở sở. Đó là nét mới trong công tác giáo dục của Đoàn.
Trong các trường phổ thông trung học và trung học chuyên nghiệp, đoàn viên thanh niên luôn nòng cốt trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Phong trào xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa được mở rộng và nâng cao. Số tập thể được công nhận đạt 144% so với chỉ tiêu. Những trường có phong trào khá như trường PTTH Bạc Liêu, Giá Rai,…
Công tác xây dựng nếp sống mới được các cấp bộ Đoàn quan tâm chỉ đạo trên cơ sở có quy ước cụ thể và tổ chức đăng ký thực hiện. Đoàn viên thanh niên đã chấp hành Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Tỉnh đoàn về cấm uống rượu nên những hiện tượng nhậu nhẹt say sưa giảm nhiều.
Qua các phương thức và nội dung giáo dục, đoàn viên thanh niên được nâng cao một bước về giác ngộ lý tưởng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lòng tin cách mạng, nhận thức rõ hơn về tình hình, nhiệm vụ cách mạng, nhất là tình hình phức tạp, khó khăn trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước, xác định rõ hơn vai trò xung kích của tuổi trẻ, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh nhà. Sự phát triển về nhân cách người thanh niên mới được thể hiện trong tinh thần thái độ lao động, nghĩa vụ đối với Tổ quốc, phẩm chất đạo đức và lối sống mới của tuổi trẻ ngày càng phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Tuy có những thành công nhưng công tác giáo dục chính trị tư tưởng vẫn còn những vấn đề cần khắc phục. Đó là nội dung giáo dục chưa cụ thể, chưa phù hợp với từng đối tượng thanh niên, còn khô khan, thiếu tính thuyết phục… Việc giáo dục động viên cống hiến với giải quyết quyền lợi chính đáng của tuổi trẻ là chưa tốt…
Chương trình tuổi trẻ xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực và phát triển nông nghiệp và toàn diện.
Trên mặt trận nông nghiệp, tổ chức Đoàn luôn bám sát mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn diện và đi sâu vào các khâu thâm canh, tăng vụ, khai hoang, mở trộng diện tích cây trồng.
Tiến công vào mặt trận khoa học kỹ thuật trong việc xây dựng các đội giống mới, đội bảo vệ thực vật, đội thủy lợi, tổ khoa học kỹ thuật trẻ, mở rộng cánh đồng cao sản, cánh đồng thâm canh vượt khoán thanh niên. Từ năm 1982 đến năm 1986, Đoàn đã huy động hàng triệu ngày công đào đắp 29,5m3 đất và thực hiện thành công 1.643 công trình TNCS ở cấp tỉnh, cấp huyện, thị và cơ sở.
Trong công tác huy động lương thực, đoàn viên luôn gương mẫu. Năm 1985, 75% đoàn viên thanh niên hoàn thành nghĩa vụ lương thực, tổ chức trên 300 tổ, đội thanh niên xung kích bốc xếp, vận chuyển lương thực, đội bảo quản, đội bảo vệ lương thực… góp phần thắng lợi công tác huy động lương thực của tỉnh. Đoàn thanh niên huyện Thới Bình mở chiến dịch huy động lương thực 15 ngày đêm, thực hiện chỉ tiêu 2.000 tấn lương thực.
Năm 1983 đến năm 1985, đoàn thanh niên có nhiều cố gắng trong việc tham gia phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
Các cơ sở Đoàn trong tỉnh điều tham gia phong trào trồng 3.000 hécta rừng trong năm 1985, tập trung vào các chuyến dịch cao điểm 19/5 và 2/9, đoàn viên thanh niên đã trồng được 8 triệu cây các loại, nhất là trên các công trình thanh niên của Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước,…
Trong lĩnh vực hải sản, đoàn viên thanh niên xung kích trong việc đánh bắt, thu mua, vận chuyển, chế biến hải sản, một số nơi tổ chức “con tàu thanh niên”, đội đánh bắt hải sản thanh niên, đội thu mua hải sản thanh niên… Đoàn đã tích cực tham gia quản lý kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt công trình nâng cao giá trị sản phẩm của Đoàn thanh niên đông lạnh Gành Hào, năm 1985 đã làm lợi cho nhà nước hàng triệu đồng, Đoàn được trích thưởng 99.000 đồng.
Chương trình tuổi trẻ lao động sáng tạo, tiết kiệm và giải quyết việc làm cho thanh niên.
Ở các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đoàn viên thanh niên hăng hái thi đua hoàn thành kế hoạch Nhà nước, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm nguyên vật liệu, Đoàn ở các ngành Thủy lợi, Giao thông vận tải, Xây dựng, Điện lực, Hải sản Cà Mau, Vĩnh lợi, Bạc Liêu v.v… đã tích cực tham gia cải tiến cơ chế quản lý xí nghiệp, phát huy và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao vai trò làm chủ của tuổi trẻ trong sản xuất, xây dựng kế hoạch và đấu tranh từng bước xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Có 814 sáng kiến của tuổi trẻ được áp dụng vào sản xuất, làm lợi cho nhà nước 7 triệu đồng.
Đoàn thật sự đóng vai trò nồng cốt đề xuất tham mưu với cấp ủy Đảng và các ngành có liên quan để tổ chức và mở rộng các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ, mở các lớp dạy nghề cho thanh niên, qua đó góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn thanh niên, sản xuất ra nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Các cở sở Đoàn ở thị xã Bạc Liêu, Cà Mau, Thới Bình, thị trấn Sông Đốc đã làm tốt công tác này.
Hội nghị Ban chấp hành Tỉnh đoàn đầu năm 1983 quyết định củng cố và phát triển đội hình Thanh niên xung phong để phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.
Được củng cố, mở rộng và đi vào hoạt động, lực lượng Thanh niên xung phong đã thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Qua một thời gian, phương thức hoạt động trên lĩnh vực kinh tế đã có nhiều kết quả nhất định, tạo ra nhiều của cải vật chất phục vụ cho xã hội và xuất khẩu…
Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Phong trào tuổi trẻ xung kích trên mặt trận an ninh quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc có một bước tiến căn bản.
Ý thức tự giác của đoàn viên thanh niên trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc được nâng lên rõ rệt. Số lượng quân hàng năm điều đạt và vượt chỉ tiêu, tỷ lệ đoàn viên nhập ngũ so với nhiệm kỳ II tăng 4,5 lần, thị xã Bạc Liêu là đơn vị dẫn đưa quân tốt nhất nhiều năm liền. Đoàn còn chủ động làm tốt công tác hậu phương quân đội trong việc tổ chức phong trào giúp đỡ các gia đình có thanh niên nhập ngũ gặp khó khăn, xây dựng các nhà tình nghĩa. Năm 1985, góp 183.280 ngày công tu sửa 280 căn nhà tình nghĩa.
Đoàn thanh niên trong quân đội thường xuyên rèn luyện, đẩy mạnh phong trào “Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ tổ quốc”, và phong trào thi đua “Quyết thắng”, giành danh hiệu “Chiến sĩ vẽ vang”…
Phong trào vì điểm tựa tiền tiêu và kết nghĩa 3 lực lượng được mở rộng và nâng cao về chất lượng. Từ năm 1982 đến năm 1986, có gần 2 triệu ngày công và hàng trăm triệu đồng của tuổi trẻ lao động đóng góp cho phong trào. Năm 1985 có 76.000 thanh niên vào dân quân tự vệ, 2.062 tổ đội thanh niên xung kích được huấn luyện thường xuyên.
Tuổi trẻ trong lực lượng công an nhân dân ra sức học tập làm theo 6 điều Bác Hồ dạy, phát huy tốt vai trò xung kích trong việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh nhà.
Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trân cải tạo xã hội chủ nghĩa và lưu thông phân phối.
Đoàn viên thanh niên trong tỉnh đã đóng vai trò nòng cốt, đi đầu trên mặt trận cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Trên mặt trận cải tạo quan hệ sản xuất nông nghiệp, Đoàn thanh niên tích cực đi đầu, góp phần to lớn vào việc hoàn thành cơ bản hợp tác hóa nông nghiệp ở Minh Hải vào tháng 10 – 1985.
Trong năm 1985, tổ chức Đoàn đã tập trung về công tác xây dựng, phát triển các tổ chức Đoàn trong các tập đoàn sản xuất, hợp tác xã. Cuối năm 1985, 90% tập đoàn sản xuất, hợp tác xã đều có tổ chức Đoàn.
Đoàn đã chủ động phối hợp với các ngành đào tạo trên 6.000 kỹ thuật viên trẻ, phục vụ cho yêu cầu cải tạo và phát triển nông nghiệp, làm lực lượng nòng cốt tham gia quản lý, đổi mới cơ chế trong cải tạo, 2/3 ban quản lý và kế toán các tập đoàn, hợp tác xã là cán bộ đoàn viên thanh niên.
Phong trào xây dựng nông thôn mới là một nét nổi bậc, đánh dấu sự nổ lực của phong trào Đoàn. Với tinh thần “mở đường đỏ, xóa bỏ đường đen”, tuổi trẻ đã tham gia tích cực việc xây dựng giao thông nông thôn làm các tuyến đường nối liền ấp – xã, đường lên huyện ra tỉnh, bắc hàng ngàn cầu nhỏ lớn, xây dựng nhiều công trình trường học, bệnh viện, trạm xá, nhà văn hóa… góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.
Trong lưu thông phân phối, Đoàn thanh niên đã xung kích trong công tác quản lý thị trường, kiểm tra niêm yết giá, chất lượng hàng hóa, chống đầu cơ tích trữ, phát hiện hàng giả, hàng lậu… Năm 1985, có 183 đội thanh niên xung kích kiểm tra, 59 đội thanh niên quản lý thị trường. Đoàn xây dựng 124 cửa hàng, quầy hàng thanh niên nâng tổng số lên 244, có 28 quầy hàng thanh niên kiểu mẫu.
Công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội và công tác tham gia xây dựng Đảng đã có sự chuyển biến mới kể từ sau Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ III, nhất là từ tháng 7 – 1985 có Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên”.
Nét nổi bậc trong công tác xây dựng Đoàn là tổ chức Đoàn được chuyển hướng về các địa bàn, cơ sở và trong các đơn vị kinh tế theo yêu cầu phát triển và mở rộng của sản xuất, xóa tổ chức hệ thống Đoàn treo. Công tác phát triển đoàn viên mới đã được nâng lên cao hơn, đưa tổng số đoàn viên toàn tỉnh chiểm 15% trong thanh niên. Công tác xây bộ máy cán bộ Đoàn tập trung ưu tiên cho cơ sở. Đến 1985, có 4/11 Huyện đoàn đạt tiêu chuẩn vững mạnh, 233/324 đoàn cơ sở vững mạnh trong đó 192 xã, phường. Trong 4 năm số lượng cán bộ Đoàn được đào tạo ở các hệ là 11.709 đồng chí. Việc phát thẻ Đoàn được cải tiến bảo đảm nâng cao chất lượng đoàn viên, đã có 26.070 đoàn viên được cấp thẻ.
Đoàn các cấp đã coi việc xây dựng Đoàn vững mạnh chính là điều kiện để xây dựng Đảng. Việc bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đoàn viên ưu tú là sự chuẩn bị cung cấp cho Đảng một đội ngũ đảng viên trẻ, tăng thêm sức chiến đấu cho Đảng, Đoàn đã giới thiệu cho Đảng 11.567 đoàn viên ưu tú, số được kết nạp 3.603.
Công tác Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã có sự chuyển biến nhất định. Đã có 10/11 huyện, thị, 162/240 xã, phường có Ủy ban hội đi vào hoạt động theo phương thức mới. Đã tập hợp 202.893 thanh niên vào 4 mô hình của Hội. Đoàn thanh niên cùng Ủy ban hội các cấp đều cố gắng tìm tòi một số hình thức giúp cho cơ sở tháo gỡ từng bước khó khăn trong việc tổ chức sinh hoạt và hoạt động của các chi hội. Nhiều chi hội, phân hội hoạt động tốt như: Vĩnh Thành, Vĩnh Thuận, Phường 3 (Bạc Liêu), Tân Quý, Trí Phải (Thới Bình), Phường 5 (Cà Mau) mỡ ra diện tập hợp thanh niên từng đối tượng theo nghề nghiệp, năng khiếu, sở thích… Một số nơi như Vĩnh Hòa (thị xã Bạc Liêu) đã hình thành được chi hội trong sư sãi, xã Hồ Thị Kỷ (Thới Bình), phường 6 (thị xã Cà Mau) bước đầu tạo được những hình thức nhất định trong việc đoàn kết, tập hợp thanh niên.
Hoạt động của Đội được sự quan tâm của tổ chức Đoàn các cấp. Ở các địa bàn dân cư và trong nhà trường, nội dung giáo dục cho trẻ em là “5 điều Bác Hồ dạy”. Hoạt động của các em qua các phong trào của năm 1985 sôi nổi và thu nhiều kết quả. Các em tổng kết năm học chủ đề: “Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng”, hoạt động hè “Mừng 10 năm giải phóng, 40 năm đất nước nở hoa”, triển khai năm học mới “Theo chân Bác”. Trên 320.000 em tham gia tổ chức hội quân, hành quân truyền thống. Tổng kết Đại hội cháu ngoan Bác Hồ năm học 1984 – 1985, có 12.500 em đạt danh hiệu, 80% học sinh đạt đạo đức tốt.
Công tác Trần Quốc Toản trở thành công tác thường xuyên của Đội, có hơn 62.440 em tham gia với các việc như tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, trồng cây, bảo vệ cây trồng…
Đội phát triển được 54.683 em. 10.401 em vào Đội nhi đồng… Giới thiệu lên Đoàn 7.800 đội viên ưu tú.
Trong bối cảnh đất nước và tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội chưa ổn định, nhưng tuổi trẻ Minh Hải vẫn luôn giữ vững lòng tin ở Đảng. Được sự dìu dắt của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn, quán triệt các nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ III đề ra, đoàn viên thanh niên tỉnh nhà đã đạp bằng mọi khó khăn, gian khổ, đưa công tác Đoàn và phong trào thanh niên Minh Hải giành được những thắng lợi mới, có ý nghĩa chuyển biến một bước quan trọng, thể hiện rõ vai trò xung kích cách mạng trên 5 chương trình hành động của Trung ương Đoàn phát động, góp phần phục vụ thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Đó là những cơ sở, tiền đề quan trọng để Đoàn thanh niên Minh Hải tiếp tục hoàn thành vẽ vang những nhiệm vụ to lớn trong thời kỳ mới của đất nước. |