Quay lại Đặc san 26/03/2011
Tuổi trẻ trên lĩnh vực nông thôn hiện nay, cả nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng, đa phần có lòng nhiệt quyết mong muốn đóng góp sức trẻ để xây dựng quê hương, đất nước, không ngừng phấn đấu mong được làm giàu một cách chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội.

Mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng của đoàn viên,
thanh niên xã Tân Thành mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên điều mong muốn, lòng khát khao là một lẽ. Nhưng bên cạnh đó lực lượng này phải chịu rất nhiều áp lực trong cuộc sống. như:
- Về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trong thời gian qua các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng, đã giải quyết được nhiều lao động có việc làm mới, tuy nhiên trong thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về việc làm của người lao động trên lĩnh vực nông thôn.
- Tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc ở khu vực nông thôn còn thấp, thời gian nhàn rỗi còn nhiều, việc làm của người lao động nói chung chưa ổn định.
- Mặt bằng dân trí còn thấp dẫn đến việc tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất còn hạn chế, còn mang nặng hình thức sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu.
- Kinh phí Nhà nước bố trí cho chương trình chưa được nhiều. Một số địa phương chưa chủ động huy động nguồn lực tại chỗ, còn trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước.
- Tình hình thời tiết có xu hướng ngày một diễn biến phức tạp hơn, khó dự báo, dự đoán gây khó khăn cho phát triển sản xuất, các loại dịch bệnh luôn luôn đe dọ.
- Việc phối hợp giữa các ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương chưa được gắn kết chặc chẽ…, một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm đến công tác vốn vay của đoàn viên, thanh niên, chưa mạnh dạn giao cho Đoàn đảm nhận nguồn vốn vay. Vì vậy một số nơi thanh niên không có nguồn vốn để phát triển kinh tế và một số nơi chính quyền địa phương chưa chỉ đạo cụ thể và quan tâm đúng mức đối với công tác thu hồi nợ quá hạn từ nguồn vốn vay của thanh niên.
Đó là một trong những vấn đề mà thanh niên nông thôn đang gặp khó khăn trong việc vương lên lập thân lập nghiệp.
Để có cách đi đúng hướng, thiết nghĩ. Mỗi thanh niên cần phải chọn cho mình một nghề vững chắc tùy theo sở trường và sự đam mê của mình, tức là phải có sự yêu nghề, tránh trường hợp chúng ta chọn say nghề, đi chệch hướng không đúng theo sở thích của mình nguy cơ dấn đến sự thất bại rất cao.
- Việc đào tạo nghề cũng hết sức chú trọng, đào tạo nghề nhưng phải gắn dạy nghề với nhu cầu của thị trường lao động, dạy nghề theo địa chỉ, tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội tìm việc làm kể cả trong và ngoài tỉnh.
- Phối hợp với ngành Ngân hàng tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn học nghề, tạo việc làm, lập nghiệp.
- Tiếp tục triển khai hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để hỗ trợ cho thanh niên thất nghiệp, thiếu việc làm tự tạo việc làm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển sản xuất nhằm tạo thêm việc làm mới cho thanh niên.
- Thực hiện lồng ghép các hoạt động của Đề án thành lập trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm với Đề án giảm nghèo; Đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho thanh niên để huy động nhiều nguồn lực vào việc giải quyết việc làm.
- Phối hợp định kỳ tổ chức Hội chợ việc làm để người lao động, người sử dụng lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường và cơ sở đào tạo trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu, nắm bắt thông tin, nhu cầu về lao động việc làm, tuyển dụng, thông qua đó đáp ứng nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp, giúp thanh niên tìm được việc làm, định hướng học nghề, thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động trong tỉnh./.
|