Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn. Tại hội nghị BCH lần thứ hai họp từ ngày 20 đến ngày 26/3/1931, Trung ương Đảng đã dành một ngày trong thời gian hội nghị để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng về công tác vận động thanh niên của Đảng. Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt ấy, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (họp từ ngày 22 đến 25/3/1961 tại Hà Nội) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn.
Ngay sau khi thành lập, Đoàn TNCS Đông Dương đã phát triển được nhiều đoàn viên trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Từ phong trào cách mạng giai đoạn này đã xuất hiện nhiều gương thanh niên đấu tranh oanh liệt, tiêu biểu là đoàn viên thanh niên Cộng sản Lý Tự Trọng với câu nói nổi tiếng trước tòa án kẻ thù "Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, chứ không thể có con đường nào khác".
Tháng 7/1963, Hội nghị Trung ương Đảng định ra đường lối chuyển hướng nhiệm vụ từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp. Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương tiếp nối truyền thống của Đoàn TNCS Đông Dương, tích cực vận động thanh niên đấu tranh chống thực dân, đế quốc, phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nỗ. Trong tình hình mới, tổ chức Đoàn phải chuyển vào hoạt động bí mật và xây dựng tổ chức chặt chẽ với tên mới là Đoàn thanh niên phản đế Đông Dương.
Mùa xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5 năm 1941, Người đã chủ trì Hội nghị Trung ương VIII tại Pắc Bó (Cao Bằng). Dưới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII, Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam ra đời, tiếp nối sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của các tổ chức thanh niên trước đó do Đảng, Bác Hồ tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, Đoàn thanh niên cứu quốc và tuổi trẻ cả nước đã xung kích cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vùng lên tiến hành thành công cách mạng tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên độc lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ cách mạng ĐVTN là lực lượng hăng hái đi đầu trong phong trào chống "Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm". Thời gian độc lập không được bao lâu, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, cả dân tộc lại bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ, hy sinh. Tiêu biểu cho những ngày đàu kháng chiến là tuổi trẻ Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập các đội thanh niên xung phong cảm tử, thanh niên tự vệ, kiên quyết đánh trả kẻ thù. Tại Thủ đô Hà Nội suốt 60 ngày đêm, nhiều chiến sĩ đã ôm bom ba càng chặn đánh xe tăng giặc ngay trên đường phố...
Sau gấn 20 năm hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đại hội Đoàn toàn quốc lấn thứ I được tổ chức tại Đại Từ - Thái Nguyên (tháng 2/1950) với chủ đề "Chiến đấu và xây dựng tương lai". Phát huy thành công của Đại hội, hàng vạn nam nữ thanh niên hăng hái xung phong tham gia phục vụ các chiến dịch, phong trào "Tòng quân giết giặc lập công" phát triển khắp mọi nơi.
Sau chín năm trường kỳ kháng chiến, tháng 5/1954, quân và dân ta đã làm nên một Điện Biên phủ chấn động địa cầu. Trong cuộc trường kỳ kháng chiến ấy đã xuất hiện nhiều tấm gương tuổi trẻ kiên cường, dũng cảm như: Trần Văn Ơn, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Cù Chính Lan, Nguyễn Thị Chiên, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện... Họ thật xứng đáng đại diện cho một lớp trẻ "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"...
Ngày 19/10/1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết đổi tên Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (tháng 11/1956), Bác Hồ đã ân cần căn dặn: "Đảng và Chính phủ ta có thể tự hào đã tạo nên một thế hệ thanh niên dũng cảm như các cháu, và mong các cháu tiếp tục phấn đấu hăng hái cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nước nhà".
Từ sau Đại hội, tuổi trẻ miền Bắc đã dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất đề khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng xã hội mới. Hàng vạn thanh niên tham gia xây dựng các công trình thủy lợi, khai hoang phục hóa đất đai; hàng triệu thanh niên hăng hái theo học các lớp bổ túc văn hóa...
Ở miền Nam, phong trào đấu tranh chính trị của thanh niên tuy bị đế quốc Mỹ và tay sai đàn áp dã man song không hề nao núng. Trong những ngày đồng khởi, các đội "Trung kiên", "Xung phong" do thanh niên đảm nhận đã được thành lập ở khắp mọi nơi, tiến hành vây đồn, lấy bốt, trừ gian, phá ấp chiến lược... tiêu biểu cho tinh thấn ấy là chị Trần Thị Lý người con gái anh hùng đất Quảng, 4 lần bị địch bắt, mang trong mình gần 40 vết thương ngày đêm rỉ máu, nhưng không hề nhụt chí trước quân thù.
Tháng 3/1961, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III được triệu tập tại Hà Nội. Đại hội đã phát động phong trào "Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lầm thứ nhất". Tháng 8/1964, đế quốc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc, tuổi trẻ Thủ đô đã phát động phong trào "Ba sẵn sàng". Được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đoàn, phong trào đã phát triển sâu rộng trong cả nước. Ở miền Bắc hàng triệu ĐVTN đăng ký tham gia phong trào "Ba sẵn sàng" nêu cao quyết tâm chi viện cho chiến trường miền Nam với tinh thần "Chưa thắng giặc Mỹ, chưa về quê hương".
Tháng 2/1965, Đại hội Đoàn thanh niên toàn miền Nam đã phát động phong trào "Năm xung phong". Sau một thời gian ngắn, có hàng vạn ĐVTN tham gia phong trào này. Từ phong trào "Ba sẵn sàng" và "Năm xung phong" đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân với những chiến công xuất sắc như: Bảy dũng sỉ Điện Ngọc - Quảng Nam anh dũng đáng trả một tiểu đoàn địch; Tạ Thị Kiều tay không đoạt bốt giặc; Lê Thị Hồng Gấm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng không chịu đầu hàng giặc; dũng sĩ diệt Mỹ - anh hùng Lê Mã Lương với lẽ sống "Cuộc đời đẹp nhất là ở trên trận tuyến chống quân thù". Câu nói bất hửu của người thợ điện Nguyến Văn Trỗi "Còn giặc mỹ thì không ai có hạnh phúc" đã gây xúc động cho tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ khắp 5 châu; lời hô của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân "Nhằm thẳng quân thù mà bắn" đã trở thành hiệu lệnh thúc giục quân và dân ta xông lên tiêu diệt quân thù.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đảng, thể theo nguyện vọng của cán bộ, ĐVTN cả nước, BCH Trung ương Đảng đã ra quyết định: Đoàn thanh niên lao động Việt Nam được mang tên Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã làm nên một đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước thống nhất và đi lên xây dựng CNXH. Trong chiến thắng vĩ đại ấy có sự đóng góp to lớn của ĐVTN trên khắp các mặt trận. Đảng ta, nhân dân ta, Đoàn ta đã giáo dục, rèn luyện một thế hệ thanh niên Việt Nam vô cùng dũng cảm, thông minh, không sợ gian khổ, hy sinh, quyết chiến quyết thắng.
Sau ngày thống nhất nước nhà, Đại hội Đảng toàn quốc lấn thứ V (1976) đã ra quyết định: Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh mang tên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Vào thời điểm này, hàng triệu ĐVTN tham gia phong trào "Ba xung kích làm chủ tập thể"; gần 9 triệu ĐVTN tham gia phong trào "Thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"; hàng chục vạn thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang, góp phần tích cực bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Tiếp đó là các phong trào "Hành quân theo bước chân những người anh hùng" đã thu hút gần 6 triệu đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia và "Hành quân theo Bác" đã có 10 triệu thiếu niên nhi đồng tham gia.
Tháng 11/1987, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V đã phát động phong trào "Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Năm 1993 hai phong trào lớn "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" do Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đoàn (khóa VI) thông qua đã được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII (1997) quyết định tiếp tục phát triển và nâng lên một tầm cao mới. Năm 2000 đã được Bộ Chính trị và Chính phủ quyết định là "Năm Thanh niên Việt Nam". Từ thời điểm này "Phong trào Thanh niên tình nguyện" trong cả nước đã có bước phát triển mới, nhanh chóng đi vào thực tiễn và phát triển rộng khắp, được đông đảo các cấp bộ Đoàn và ĐVTN tham gia, tạo ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân về lớp thanh niên Việt Nam của thời kỳ mới, đông đảo thanh niên hăng hái tham gia phát triển kinh tế xã hội; xây dựng cộng đồng. Đoàn thanh niên đã chủ động đề xuất và đảm nhận nhiều chương trình, dự án quan trọng có tính đột phá như xóa cầu khỉ, xây cầu mới vùng đồng bằng Nam bộ; xây dựng đảo thanh niên; làm đường Hồ Chí Minh; xây dựng Làng TN... và hàng ngàn dự án, chương trình khác. Phong trào học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức, tiếp nhận khoa học công nghệ mới, học tập lý luận chính trị phát triển rộng rãi trong cả nước. Các sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng", "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh"; học tập lý luận chính trị, hoạt động giáo dục truyền thống... đã được các cấp bộ Đoàn tích cực triển khai, thu hút sự hưởng ứng và tham gia của hàng triệu đoàn viên, TTN. Từ trong phong trào của tuổi trẻ đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân xuất sắc. Với tinh thần "Đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện" Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII (12/2002) đã mở ra một trang mới trong lịch sư phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đại hội đã phát động phong trào lớn "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" và kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam cùng xiết chặt tay dưới lá cờ vinh quang của Đoàn, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nắm chắc thời cơ, vận hội mới, xứng đáng với truyền thống 80 năm lịch sử vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh./.
Ban Biên Tập
|