- Về đối tượng:
Ban Chấp hành Đoàn các cấp là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai nhiệm kỳ Đại hội của Đoàn cấp đó. Ban Chấp hành Đoàn có trách nhiệm và quyền hạn kiểm tra mọi tổ chức Đoàn, mọi cán bộ Đoàn và đoàn viên thuộc phạm vi lãnh đạo của mình đồng thời tổ chức Đoàn và đoàn viên chịu sự kiểm tra của Đoàn.
- Về trách nhiệm:
+ Lãnh đạo công tác kiểm tra: Ban Thường vụ Đoàn các cấp xây dựng và chỉ đạo cấp bộ Đoàn cấp dưới, các ban chuyên môn và UBKT xây dựng phương hướng và tiến hành công tác kiểm tra trong từng thời gian. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm tra của các cấp bộ Đoàn. Lãnh đạo và chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của UBKT, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra.
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra: Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đoàn xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra trong đó xác định rõ nội dung, đối tượng, thời gian, phương pháp tiến hành kiểm tra, tổ chức lực lượng, phân công cụ thể từng ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành và các ban chức năng của Đoàn tiến hành kiểm tra.
- Về nội dung:
Ban Chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm và quyền hạn kiểm tra việc chấp hành đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành, thực hiện Nghị quyết, chỉ thị, chủ trương công tác của Đoàn cấp trên; việc ra các quyết định và thực hiện các quyết định của tổ chức Đoàn. Chấp hành Điều lệ Đoàn, các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đoàn.
- Về cách tiến hành:
Ban Chấp hành Đoàn các cấp có thể trực tiếp kiểm tra hoặc sử dụng các ban giúp việc và UBKT của cấp mình để tiến hành kiểm tra. Qua kiểm tra, Ban Chấp hành Đoàn các cấp cần kết luận rõ những ưu điểm, khuyết điểm về nội dung được tiến hành kiểm tra; những kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, bổ sung, sửa đổi những điều cần thiết; phát huy những mô hình mới, cách làm sáng tạo của cơ sở, biểu dương, cổ vũ những tổ chức, cán bộ, đoàn viên tốt; phê bình, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, đoàn viên, tổ chức Đoàn vi phạm kỷ luật (theo thẩm quyền). |