Yêu
cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng
xã hội ở Việt Nam là phải kết hợp chặt chẽ giữa "xây" và
"chống", lấy xây dựng là chính, tích cực chủ động phòng, chống là
quan trọng; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động ngăn chặn, phòng ngừa với chủ động
tiến công làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình"
của các thế lực thù địch.

Ảnh: Internet
Nền
tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đảng ta khẳng định rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng”. Trong quá trình cách mạng, Đảng ta
thường xuyên cảnh giác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng; đồng
thời cũng đặt ra yêu cầu nâng cao nhận thức, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn
của đất nước, nên đã giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi
khác.
Nền
tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm,
nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con
đường, biện pháp tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm giải
phóng giai cấp công nhân, giải phóng dân tộc, giải phóng con người và
là cơ sở vững chắc để Đảng đề ra chủ trương, đường lối lãnh đạo;
là kim chỉ nam định hướng cho mọi hành động của mình.Nền
tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được cấu thành bởi hai
thành tố có mối quan hệchặt chẽ, khăng khít với nhau là chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Thế
giới mà chúng ta sống đang diễn ra những quá trình, những xu hướng quá độ mà
sự vận động của nó là điều rất khó dự lường, tác động mạnh mẽ và sâu sắc, làm
thay đổi toàn bộ đời sống nhân loại. Thế giới hiện nay vẫn đang quá độ từ
trật tự thế giới cũ của thời kỳ chiến tranh lạnh sang trật tự thế giới mới,
nhưng vẫn chưa được định hình rõ nét, đặc biệt trở nên rất khó đoán lường sau
khi ông Joe Biden làm Tổng thống Mỹ. Thế giới cũng bắt đầu bước vào cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, (cách mạng công nghiệp 4.0), với sự phát triển
vô cùng nhanh chóng, mà hiện nay chúng ta chưa có thể nắm bắt và tiên lượng
hết mọi điều sẽ diễn tiến và hệ quả của nó đối với cuộc sống con người, mọi
quốc gia dân tộc và cộng đồng nhân loại. Thế giới hiện nay lại đang chứng
kiến sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc và dân túy, những nguy cơ phá vỡ nhiều
luật lệ và tổ chức, thiết chế quốc tế tưởng như đã phát triển ổn định, bền
vững của thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Thế giới vẫn đang phải đối
mặt với sự gia tăng sức mạnh quốc phòng, quân sự, đặc biệt là sự ra đời nhiều
loại vũ khí trang bị mới, kể cả vũ khí hạt nhân với những chính sách cực đoan
của nhiều nước, đặc biệt là các nước lớn, các nước phát triển, treo lơ lửng
trên đầu nhân loại nguy cơ xung đột, chiến tranh quy mô lớn, có thể bùng phát
vào bất kỳ ở đâu và thời điểm nào.
Toàn
bộ những quá trình, những xu hướng quá độ nêu trên đang vận động, biến đổi và
phát triển nhanh chóng trong điều kiện mới của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ hiện đại, cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa
phát triển hết sức mạnh mẽ và sâu rộng; phản ánh sâu sắc tính chất gay go,
phức tạp mới của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
trên phạm vi toàn cầu trong bối cảnh lịch sử mới. Những quá trình, những xu
hướng đó tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng vừa gián tiếp vừa trực tiếp đến nền
tảng tư tưởng và hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện
nay.
Sự
phát triển của mạng xã hội và sự lợi dụng không gian mạng chống phá cách mạng
Việt Nam của các thế lực thù địch ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên
mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay... Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh
mẽ đến hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các
quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam, gây nhiều khó khăn
đối với các đơn vị cung cấp thông tin, quản lý mạng xã hội hiện nay.
1.
Thực tiễn hoạt động mạng xã hội & âm mưu, thủ đoạncủa các thế lực
thù địch chống phá Việt Nam
Mạng
xã hộiở
Việt Nam phát triển mạnh mẽ,có thể phân thành hai
loại:
Thứ nhất,mạng xãhội của Việt Nam do
các doanh nghiệp trong nước cung cấpvà chịu sự điều chỉnh của pháp luật
Việt Nam.Ở Việt Nam không thiếu cácmạng xã hộixưng danh là mạng xã hội
Việt, nhưng rất ít trong số đó tồn tại được quá một năm trước khi phải khai
tử.Các mạng xãhội Ở Việt Nam, đặc
biệt là các trang mạng xãhội đã được cấp phép
hoạt động phần lớn đều tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành. Số ít
trường hợp để xảy ra sai phạm và nội dung vi phạm chủ yếu là do thành viên
chia sẻ, trao đổi các nội dung vi phạm về thuần phong mỹ tục, dung tục và
phản cảm.
Thứ hai,mạng xãhội của nước ngoài, do
các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam,điển
hình như: Facebook, Google, Youtube, Twitter, Microsoft... cung cấp vào Việt
Nam, được người Việt Nam lựa chọn sử dụng nhiều nhất hiện nay là Facebook và
Youtube. Theo báo cáo của Google, Việt Nam là một trong nhóm 10 nước có lượng
người dùng Youtube vào loại cao trên thế giới. Cả hai loại mạng xãhội
này đều hoạt dộng và cạnh tranh lẫn nhau ở Việt Nam.
Trong
môi trường phát triển số hóa mạnh mẽ như ngày nay, mạng xãhội
cũng như “con dao hai lưỡi”. Không thể phủ nhận tiện ích mà mạng xã hội đem
lại cho con người trong đời sống hiện đại; thế nhưng, đây lại là một thế giới
ảo, thật giả lẫn lộn, có những điều tốt nhưng có cả “thuốc độc”. Tính chất
thật, giả lẫn lộn không chỉ trên phương diện cá nhân, đối với từng con người,
mà còn đối với phương diện xã hội, càng đặc biệt trở nên nguy hiểm khi nó
được sử dụng vào các hoạt động chính trị. Với khả năng tương tác và tính lan
truyền nhanh, làm cho sự thật giả của những thông tin trên mạng xã hội càng
trở nên nguy hiểm. Tuy nhiên, vấn đề không phải là cấm mạng xã hội, nhưng
mạng xã hội bộc lộ nhiều mặt trái mà chúng ta cần phải hạn chế, quản lý, đặc
biệt là sự lợi dụng mạng xã hội để công kích, chống đối Đảng, Nhà nước và chế
độ. Một hệ thống luật pháp đầy đủ để quản lý và điều chỉnh hành vi những
người sử dụng mạng xã hội và thiết bị trực tuyến là đòi hỏi bức thiết của
tình hình.
Thực
tế mạng xã hội ở nước ta hiện nay cho thấy, tình trạng mất an toàn thông tin
mạng xã hội diễn biến rất phức tạp, mang tính phổ biến; ý thức bảo đảm an
toàn thông tin của một số cá nhân, tổ chức trong sử dụng công nghệ thông tin
chưa được đề cao; ý thức bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng của một số cán
bộ, chiến sĩ, nhất là số chiến sĩ trẻ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu
cầu bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về bảo đảm an toàn, an ninh mạng thông tin quốc gia, về giáo dục ý thức bảo
vệ Tổ quốc trên không gian mạng chưa thật đồng bộ, hiệu lực thi hành chưa
cao… Các hành vi tiêu cực như: Tung tin giả mạo, phát tán tin xấu độc, xuyên
tạc, bịa đặt, phát ngôn gây thù ghét... chủ yếu tồn tại trên các mạng xãhội
nước ngoài do nhận thức của người sử dụng cho rằng mạng xãhội
là môi trường ảo, nên có thể tự do phát ngôn, tự do thông tin mà không phải
chịu trách nhiệm.
Mạng
xãhộitrở
thành môi trường thuận lợi để thông tin xấu độc, gây hại, những phát ngôn thù
ghét tràn lan; mức độ tác động đến xã hội ngày càng nghiêm trọng.Nhiều
thông tin không chính thống trên mạng xãhội đã làm nhiễu loạn,
ảnh hưởng rất nhiều đến công tác chỉ đạo, điều hành. Tuy nhiên, không thể
chỉ ngăn cấm mạng xãhội bằng những mệnh
lệnh hành chính, mà phải biết tận dụng mặt tích cực của nó để định hướng dư
luận đến với cái đúng, cái tốt, đấu tranh với cái sai, cái xấu. Điều đó chỉ
có thể được thực hiện khi cơ quan chức năng chủ động cung cấp thông tin chính
xác, kịp thời đến với người dân.
Trong
tình hình mới, không gian mạng sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, các thế
lực thù địch ngày càng lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta, phá hoại nền
tảng tư tưởng của Đảng. Trong điều kiện đó, vấn đề bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng càng
trở nên quan trọng và cấp thiết. Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế của nước
ta, chúng còn triển khai hướng tiến công “mềm” thông qua việc đẩy mạnh việc
sử dụng các mạng thông tin, mạng quốc tế để tuyên truyền chống phá cách mạng
nước ta với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt khó lường. Trong đó đáng lưu ý
là, việc Mỹ đang lợi dụng những cơ hội của toàn cầu hoá kinh tế để thực hiện
chiến lược “Mỹ hoá" toàn cầu. Sự du nhập lối sống phương Tây từ việc mở
rộng kết nối Internet đang thách thức sự kiểm soát của Nhà nước ta; sự suy
giảm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, vào khả năng xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế; sự lẫn lộn về chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa tư bản, phai nhạt ý thức quốc gia dân tộc, suy giảm ý thức quốc
phòng trong một bộ phận nhân dân, trước hết là một bộ phận trong thế hệ trẻ là
không tránh khỏi.
Với
phương châmlấy
chống phá về chính trị, tư tưởng làm hàng đầu, kinh tế là mũi nhọn, ngoại
giao làm hậu thuẫn, tôn giáo, dân tộc làm ngòi nổ, kết hợp với uy hiếp, răn
đe, gây sức ép về quân sự, chúng triệt để lợi dụng những vấn đề "dân
tộc", "tôn giáo", "dân chủ", "nhân
quyền"…;kết hợp "diễn biến hoà bình" với bạo
loạn lật đổ chống phá từ bên trong, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”,
khi cần thiết và có điều kiện thì phát động chiến tranh xâm lược quy mô lớn.
“Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây
bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay
đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu
của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diễn biến phức
tạp”[1].
Đặc
biệt, các thế lực thù địch sẽ đẩy mạnh tuyên truyền các luận điệu nhằm ca
ngợi chủ nghĩa tư bản, cổ súy cho chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng.
Chúng tuyên truyền rằng chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội cuối cùng của lịch
sử loài người, hiện nay chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, không còn là
một xã hội áp bức, bóc lột nữa. Đồng thời, chúng cho rằng con đường xã hội
chủ nghĩa mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn là “mù
mờ”, là “không tưởng”, hoặc cho rằng “chủ nghĩa nào, chế độ nào cũng được,
miễn dân giàu, nước mạnh”. Chúng cố tình tách rời và đối lập độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội; đối lập một cách sai lầm chủ quyền dân tộc với ý thức
hệ xã hội chủ nghĩa; tuyên truyền luận điệu thù địch cho rằng “Đảng Cộng sản
Việt Nam đặt ý thức hệ cao hơn chủ quyền dân tộc”…
Các
thế lực thù địch thông qua việc phát tán các ấn phẩm, tài liệu sách, báo,
băng hình trên các phương tiện thông tin, trên các trang mạng xã hội,... nhằm
xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên
truyền xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng. Chúng còn đối lập tư
tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là
người theo chủ nghĩa dân tộc, chứ không lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa.
Chúng vin vào một số khuyết điểm, sai lầm trong quá trình lãnh đạo cách mạng
của Đảng, sự tha hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm cho
cách mạng nước ta có lúc gặp khó khăn, đẩy mạnh tuyên truyền các luận điệu
nhằm bôi xấu, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Được
sự hậu thuẫn mạnh của các thế lực phản động bên ngoài, các phần tử cơ hội
chính trị, chống đối ở trong nước tăng cường viết và phát tán các tài liệu
đưa ra những luận điệu, quan điểm, sai trái phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh trên không gian mạng. Họ cho rằng, đã đến lúc phải xét
lại cả những nguyên lý cơ bản có tính chất thế giới quan, phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin, những nguyên lý về giai cấp, đấu tranh giai cấp,
lý luận về hình thái kinh tế - xã hội… Các thế lực thù địch đã và đang điều
chỉnh một số vấn đề về chủ trương, giải pháp sử dụng các thủ đoạn “mềm, ngầm,
sâu, điểm”, mở rộng địa bàn hoạt động, nhất là các địa bàn trọng yếu; tích
cực móc nối, liên kết các nhóm, tổ chức phản động và tìm mọi cách xâm nhập
vào nội bộ ta (nhất là các cơ quan lãnh đạo, chính quyền, đoàn thể) nhằm tạo
dựng “ngọn cờ” chuẩn bị thời cơ gây bạo loạn, ly khai ở một số vùng hoặc
nhiều vùng có tính chất độc lập để chia cắt nước ta, hy vọng tạo dựng nhà
nước “tự do”, “độc lập” chịu sự chi phối của bên ngoài,... Phương thức chống
phá của các thế lực thù địch hết sức đa dạng, có lúc lợi dụng sự công khai
của báo chí, truyền thông, lợi dụng sự tự do tư tưởng; có lúc ngụy trang dưới
nhiều hình thức, vỏ bọc tinh vi, đặc biệt là chúng triệt để lợi dụng mạng xã
hội.
Trong
bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin, internet đã trở thành không gian xã hội mới “không gian mạng” mang
lại những cơ hội, vận hội mới để các quốc gia, dân tộc cùng nhau hợp
tác và phát triển. Các thế lực thù địch, phản động đang tận dụng những ưu thế
vượt trội của công nghệ số, mạng xã hội để tuyên truyền những tư tưởng độc
hại; thu thập thông tin, bí mật nhà nước, bí mật quân sự, phá vỡ niềm tin và
cắt đứt sợi dây liên kết giữa Đảng với nhân dân; xuyên tạc, phủ nhận những
thành quả cách mạng trong công cuộc đổi mới ở nước ta. Với sự phát triển rất
sôi động và phongphú của mạng thông tin toàn cầu, thì đó lại là một
"điều kiện", "thời cơ" thuận lợi để các thế lực thủ địch
thực hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá chủ nghĩa xã hội, phá hoại nền tảng tư
tưởng của Đảng. Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các phương tiện thông
tin, truyền thông hiện đại như báo chí, đài phát thanh đặt ở ngoài nước,
internet, các trang mạng xã hội, các blog, tấn công vào nền tảng tư tưởng của
Đảng. Chúng còn trực tiếp tiến công vào báo chí cách mạng nước ta, làm nhiễu
mạng điện tử, tiến công vào những nhà báo cách mạng.
Sự
chống phá của các thế lực thù địch, đặc biệt lợi dụng báo chí, mạng xã hội
chống phá cách mạng nước ta, làm cho việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đấu tranh ngăn chặn các quan
điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay gặp những khó
khăn, thách thức mới. Trong Báo cáo gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, Jon Aloisi (cựu Phó
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam) từng viết: “Thành công lớn nhất là đã thực hiện việc
đưa vào Việt Nam mạng lưới internet. Đó là phương tiện hữu hiệu cho chiến
dịch truyền bá các tư tưởng phương Tây nằm trong chiến lược nhằm thay đổi
chính thể ở quốc gia này”[2].
Trong
tình hình mới, “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch chống phá Việt
Nam càng quyết liệt và nguy hiểm hơn. Cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến
hoà bình”, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng
xã hội ở Việt Nam ngày càng phức tạp, khó khăn. Trong thời gian tới, các thế
lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng,
văn hoá, trong đó tập trung tuyên truyền, phủ nhận nền tảng tư tưởng, đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những
thời điểm Quốc hội thông qua các văn bản pháp luật mới; phủ nhận thành quả
cách mạng, vai trò lãnh đạo của Đảng; xuyên tạc chủ trương củng cố quốc phòng,
xây dựng quân đội; bóp méo sự thật lịch sử, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí
lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội; đả kích bản sắc văn hóa dân
tộc; làm giảm sút lòng tin của nhân dân ta đối Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội
chủ nghĩa.
Bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở
Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
ta. Yêu cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch
trên mạng xã hội ở Việt Nam là phải kết hợp chặt chẽ giữa "xây" và
"chống", lấy xây dựng là chính, tích cực chủ động phòng, chống là
quan trọng; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động ngăn chặn, phòng ngừa với chủ động
tiến công làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình"
của các thế lực thù địch.
2.
Một số giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các
âm mưu thủ đoạn, quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam
hiện nay.
Do
đặc thù phát triển quá nhanh của công nghệ, của các dịch vụ, nội dung thông
tin trên mạng nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã bộc lộ
nhiều bất cập, hạn chế, chưa cụ thể hóa, bao quát hết các đối tượng và hoạt
động cần quản lý, hành vi sai phạm, chế tài xử lý chưa bảo đảm tính răn
đe.Trong khi đó, quy trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy
phạm pháp luật trên lĩnh vực này theo quy định hiện hành mất khá nhiều thời
gian, dẫn đến việc quy định vừa sửa đổi, bổ sung xong đã bắt đầu lạc hậu, gây
khó khăn cho công tác quản lý.Vì vậy, để kịp thời ngăn chặn, đập tan âm
mưu của các thế lực thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam cần nghiên cứu, vận
dụng thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần có giải pháp về cơ chế, chính
sách:Hoàn
thiện hệ thống văn bản pháp luật, đảm bảo môi trường pháp lý bình đẳng, minh
bạch, kịp thời bổ sung, xây dựng các văn bản mới và xây dựng cơ chế chính
sách về thông tin điện tử cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng hiệu quả
quản lý, bổ sung các chế tài xử lý sai phạm nghiêm khắc hơn.
- Tổ
chức họp định kỳ, đột xuất nhằm định hướng, chấn chỉnh kịp thời hoạt động của
các trang mạng xã hội trong nước.
- Xây
dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo ra những
“đơn vị tiên phong” đủ mạnh để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
-
Nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử
lý thông tin sai phạm trên mạng. Đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần,
mức độ nghiêm trọng có thể xem xét rút giấy phép; tăng cường hướng dẫn, phối
hợp với Sở TTTT các địa phương và các đơn vị chức năng có liên quan xử lý
hoạt động sai phạm về thông tin điện tử trên mạng.
Thứ hai, cần chú trọng xây dựng tốt công tác
kỹ thuật, công nghệ:Xây
dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị quản lý và doanh nghiệp; nghiên cứu,
định hướng trong việc xây dựng bộ lọc và có cơ chế cập nhật khi có yêu cầu để
các doanh nghiệp thực hiện; kịp thời ngăn chặn truy cập, chia sẻ, tạm ngừng
hiển thị nội dung trên mạng internet khi phát hiện thông tin vi phạm.
-
Chuẩn bị các phương án kỹ thuật, công nghệ phù hợp để có thể chủ động ngăn
chặn các thông tin vi phạm trong trường hợp khẩn cấp với quyết tâm, thống
nhất cao và sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành, các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ viễn thông, internet;
Thứ ba, xây dựng đầu mối tiếp nhận, quy
trình xử lý tin giả trên mạng xã hội:Bộ Thông tin và Truyền thông, các Sở Thông
tin và Truyền thông tại các địa phương sẽ là đầu mối thực hiện việc xử lý đối
với các hành vi tung tin giả của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy
định của pháp luật.
Việc
xác định tin giả cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành có liên quan
theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong việc nhận diện và xác định
tin giả theo từng lĩnh vực, đối tượng ảnh hưởng đối với các vấn đề ảnh hưởng
đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội...Ngoài ra, các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp cần chủ động tập hợp, cung
cấp các tài liệu, chứng cứ để các cơ quan chức năng xác lập hành vi của các
đối tượng tung tin giả.
Thứ tư, cần tuyên truyền rộng rãi, nâng cao
nhận thức: Các
cơ quan chức năng tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí &
truyền thông liên quan triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến,
nâng cao nhận thức cho người sử dụng về các quy định của pháp luật có liên
quan nội dung thông tin trên mạng.
-
Tăng cường việc tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu với các thế hệ học sinh,
sinh viên và các bậc phụ huynh nhằm cung cấp, trao đổi thông tin về những mặt
tích cực và tiêu của Internet để thế hệ trẻ biết sàng lọc trước các luồng
thông tin xấu độc.
- Đối
với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực
tuyên truyền, cần coi mạng xã hội cũng là một kênh truyền thông tương tự như
báo, đài, truyền hình để tiến hành các hoạt động tuyên truyền.
- Đối
với các ban, ngành hoạt động tiếp xúc với người dân nhiều thì càng cần coi
mạng xã hội cũng như Internet là một kênh quan trọng và cần có kế hoạch
truyền thông của riêng mình. Cần khuyến khích các cơ quan nhà nước bên cạnh
website của mình cần mở thêm một kênh thông tin giới thiệu về chuyên ngành và
lĩnh vực mình quản lý, qua đó tiếp cận và minh bạch thông tin với người dân.
- Xây
dựng và phổ biến rộng rãi bộ quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội đối với người
sử dụng internet tại Việt Nam, thúc đẩy hình thành văn hóa ứng xử, chia sẻ
thông tin lành mạnh, lên án, tẩy chay hành vi đi ngược lại lợi ích cộng đồng,
lợi ích quốc gia trên mạng internet. Triển khai các hoạt động tuyên truyền,
hướng dẫn, phổ biến kỹ năng sử dụng internet an toàn và hiệu quả.
Thứ năm, phát triển mạng xã hội do doanh
nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch vụ:Hiện nay tại Việt Nam, một số mạng xã hội
của nước ngoài như Facebook, Youtube vẫn đang chiếm phần lớn thị trường,
chính vì vậy trong ngắn hạn, các giải pháp quản lý và tuyên truyền vẫn cần
tiến hành đối với mạng xã hội này. Tuy nhiên về dài hạn, Việt Nam cần có
những mạng xã hội tương đương, có khả năng thay thế hoặc cạnh tranh được với
Facebook tại Việt Nam và do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch vụ. Do
đó, cần có các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy mạng xã
hội trong nước phát triển.
Thứ sáu, các cơ quan cung cấp thông tin báo
chí cần quan tâm chú ý nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan
báo chí về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Chỉ đạo đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, phóng
viên, biên tập viên nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về Chủ nghĩa Mác Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.
Xây dựng nền tảng xuất bản mở và đa nền tảng. Ứng dụng các công cụ hỗ trợ
quản lý vận hành báo có tính liên thông cao, ví dụ: Nhân sự, công việc, tính
hiệu quả cần được liên kết chặt chẽ, lấy công nghệ làm nền tảng, lấy công
nghệ làm phương tiện, lấy công nghệ làm công cụ dự báo. Bám sát việc
phát triển công nghệ của toà soạn với hoạt động chuyển đổi số chung của Chính
phủ và doanh nghiệp để đồng bộ trong chuẩn giao tiếp về thông tin.
Thứ bẩy, Ban Chỉ đạo 35 của Ban Tuyên giáo
Trung ương cần phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn
thiện các văn bản chỉ đạo và quy chế, các tình huống trong việc bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch
trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Ban Chỉ đạo 35 cần chủ động phối
hợp với các tỉnh ủy, thành ủy bám sát thực tiễn, kịp thời dự báo những tư
tưởng không tích cực, những vấn đề nổi cộm tại các địa phương, chú ý đến việc
bảo vệ nhân quyền của các giáo hội …; chủ động cung cấp thông tin với các
nước, các tổ chức quốc tế về những nội dung quan điểm nhận thức chưa đúng về
công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam
Thứ tám, các cơ quan báo chí cần lựa chọn những
người có vị thế, uy tín trong xã hội có nhiều bài viết, nêu gương trong việc
đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ vững chắc nền tảng
tư tưởng của Đảng. Tùy theo tính chất nhiệm vụ và khu vực Ban Tuyên giáo
Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các lớp tập huấn
của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí và những phóng viên chủ chốt, tích
cực trong việc viết bài, phản ánh không chỉ trên báo mà còn các phương tiện
trên mạng xã hội với những cách làm sáng tạo để kiên quyết đập tan các âm
mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho cách
mạng Việt Nam.
Trong
năm 2021 và những năm tiếp theo, các cơ quan báo chí cần chủ động tuyên
truyền về Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII; chú trọng vào việc tuyên
truyền các ngày lễ kỷ niệm trong từng năm như: Ngày thành lập Đảng, ngày giải
phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước; Quốc khánh 2/9; Cách mạng Tháng
Tám thành công; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…/.
|